-
Những người có quyền nhận thừa kế theo quy định pháp luật.
1.1. Chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015. Các trường hợp chia thừa kế theo pháp luật bao gồm:
+ Phân chia thừa kế theo pháp luật do người đã mất không có di chúc để lại;
+ Người đã mất có để lại di chúc nhưng vì lý do nào đó di chúc không có hiệu lực theo quy định pháp luật;
+ Người được hưởng thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.
+ Cơ quan, tổ chức được thừa kế theo di chúc không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
+ Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản;
+ Người chết có để lại di chúc nhưng không định đoạt hết tài sản của mình. Khi đó phần di sản không được định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật;
+ Di chúc vô hiệu một phần. Khi đó phần di sản có liên quan đến phần di chúc bị vô hiệu không có hiệu lực pháp luật.
1.2. Người thừa kế theo di chúc.
Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền:
+ Chỉ định người thừa kế.
+ Truất quyền hưởng di sản của một hoặc nhiều người thừa kế mà không cần nêu rõ lý do.
+ Phân chia di sản cho từng người thừa kế.
Như vậy người nhận thừa kế theo di chúc là những người được người lập di chúc chỉ định trong di chúc hợp pháp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dù bị truất quyền thừa kế, người được chỉ định vẫn có quyền nhận một phần di sản nếu thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
1.3. Người thừa kế theo pháp luật.
Khi không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, di sản sẽ được chia theo pháp luật, căn cứ vào Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Những người có quyền nhận thừa kế theo pháp luật được sắp xếp theo thứ tự hàng thừa kế như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất
+ Vợ/ chồng của người chết.
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của người chết.
+ Con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai
+ Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của người chết.
+ Anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.
+ Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba
+ Cụ nội, cụ ngoại của người chết.
+ Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết.
+ Cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
+ Chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Nếu không có người ở hàng thừa kế thứ nhất, di sản sẽ được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ hai; nếu không có người ở hàng thừa kế thứ hai, di sản sẽ được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ ba. Như, người có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế bao gồm người được hưởng di sản theo di chúc, hoặc người được thừa kế di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Nếu người chết không có di chúc để lại, những người thuộc hàng thừa trên được quyền yêu cầu chia di sản thừa kế.
-
Một người không đồng ý có làm thừa kế được không?
2.1. Chia di sản thừa kế theo di chúc khi một người không đồng ý
Căn cứ vào Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về di chúc như sau:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Theo đó, người để lại di chúc hoàn toàn có quyền định đoạt tài sản do mình sở hữu, sử dụng cho ai. Người nhận thừa kế trong di chúc có thể là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống với mình hoặc bất cứ ai mà người đó muốn.
Khi di chúc đã lập đảm bảo đúng nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật thì một người không đồng ý vẫn có thể chia di sản thừa kế. Có hai trường hợp như sau:
+ Người không đồng ý là người không được chỉ định hưởng tài sản theo di chúc: Khi đó, di chúc vẫn có hiệu lực pháp luật. Những người được hưởng di sản thừa kế vẫn tiến hành khai nhận di sản theo nội dung mình được hưởng trong di chúc.
+ Người không đồng ý là người được hưởng di sản theo di chúc: Trường hợp người này không đồng ý vì không muốn nhận di sản thì sẽ tiến hành thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế. Tuy nhiên việc từ chối này phải đảm bảo không nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác. Trường hợp người này không đồng ý với nội dung di chúc thì có thể khởi kiện tại Tòa án.
2.2. Chia di sản thừa kế theo pháp luật khi có một người không đồng ý.
Khi người chết không để lại di chúc, các đồng thừa kế sẽ tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản. Do đó, cần phải có sự hợp tác của các đồng thừa kế để làm văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Khi có một người không đồng ý, thỏa thuận chia di sản thừa kế sẽ không thể thực hiện được.
Trong trường hợp này, một hoặc các đồng thừa kế muốn chia thừa kế có thể tiến hành khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế. Việc khởi kiện chia thừa kế sẽ được thực hiện theo thủ tục khởi kiện vụ án dân sự.
-
Hình thức giải quyết khi có tranh chấp
Tranh chấp thừa kế có thể giải quyết theo các hình thức sau đây:
Thương lượng: là việc bàn bạc, thảo luận giữa các bên tranh chấp để đi đến một thỏa thuận thống nhất về việc giải quyết vấn đề nào đó. Thương lượng là phương thức thể hiện quyền tự do thỏa thuận và định đoạt của các bên tranh chấp.
Hòa giải: là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của các bên tranh chấp và một bên thứ ba làm trung gian để điều hòa mâu thuẫn và gợi mở phương hướng giải quyết tranh chấp thừa kế của các bên.
Khởi kiện: khi không thể thương lượng hay hòa giải, các bên tranh chấp có thể tiến hành khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp thừa kế tài sản theo Khoản 5, Điều 26, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
-
Văn phòng Luật sư Đồng Đội có vai trò trong giải quyết tranh chấp thừa kế như thế nào?
Để cung cấp dịch vụ tư vấn luật tốt hơn cho quý khách, cũng như tăng sự chuyên sâu từng lĩnh vực luật. Văn phòng luật sư chúng tôi tổ chức tư vấn theo lĩnh vực, chế định pháp luật (mang tính tương đối). Văn phòng có những luật sư, chuyên viên pháp lý am hiểu chuyên sâu lĩnh vực phụ trách tư vấn pháp luật và thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý.
Lĩnh vực tư vấn luật, giải quyết tranh chấp thừa kế là một trong những lĩnh vực mà chúng tôi tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Văn phòng luật sư Đồng Đội cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho khách hàng. Đồng thời, chúng tôi sẽ thực hiện việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách.
Chúng tôi có kinh nghiệm Giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế, hàng thừa kế, tài sản thừa kế, giá trị pháp lý của di chúc:
Tư vấn luật, xác định quyền thừa kế theo quy định;
Tư vấn xác định tài sản thừa kế hợp pháp hoặc không hợp pháp theo quy định luật thừa kế;
Tư vấn xác định hàng thừa kế để chia thừa kế. Giải quyết tranh chấp trong việc chia thừa kế theo pháp luật, chia; thừa kế theo di chúc giữa các đồng thừa kế;
Thay mặt các bên tiến hành đàm phán, hòa giải, thương lượng chia thừa kế;
Dựa trên những tài liệu, chứng cứ của khách hàng. Luật sư chúng tôi đánh giá và phân tích vụ việc tranh chấp một cách toàn diện. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải với đối phương. Giúp khách hàng hoặc thay mặt khách hàng soạn thảo văn bản, giấy tờ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp gửi đến cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vụ việc;
Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;
Kiến nghị hoặc hướng dẫn khách hàng khiếu nại các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự…Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử;
Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa xét xử.
Hà Tuyết – Thực tập sinh Văn phòng luật sư Đồng Đội
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi