Tại khu phố Đọ Xá, phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh đang tồn tại vấn đề lan giải về thu hồi đất làm nông nghiệp của người dân chưa có biện pháp đền bù hợp lý, vấn đề đã tồn tại cả 10 năm mà chưa được giải quyết hoàn toàn.
Hơn 10 năm qua, các cụ bà ở làng Đọ, nay thuộc phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đi khắp nơi, khiếu nại trong việc thu hồi đất nông nghiệp.Lỗi bức xúc của các cụ bà được nhiều tờ báo quan tâm, lên tiếng ủng hộ, nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.Đây là vụ việc khiếu nại và tố cáo trường kì và phức tạp nhất. Nhưng kết luận của các cơ quan vẫn là yêu cầu các cụ chấm dứt việc khiếu nại.
Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Bắc Ninh, về việc thu hồi đất của nông dân phường Ninh Xá, tiến hành Dự án xây dựng khu nhà ở để bán và Dự án xây dựng khu nhà ở, giao đất ở cho cán bộ, Nhân dân thị xã Bắc Ninh. Tháng 12/2003, UBND tỉnh Bắc Ninh ra 2 quyết định về việc thu hồi đất. Ngày 16/3/2004, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ra Quyết định số 344/QĐ-CT về phê duyệt phương án bồi thường khi thu hồi đất. Đồng thời, theo nội dung Văn bản số 1073/NCN-CT ngày 20/9/1997 về việc hỗ trợ các xã, phường khi chuyển đất làm nhà ở, gửi UBND thị xã Bắc Ninh trước đó, đồng ý giao 65 lô đất cho UBND phường Ninh Xá, trong đó 35 lô giao cho cán bộ phường, 30 lô còn lại UBND phường Ninh Xá có trách nhiệm giao lại cho Nhân dân các xã, phường. Đất bị thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp trên địa bàn phường Ninh Xá, với diện tích bị thu hồi lên đến mấy chục héc-ta, là nơi mà những người nông dân hằng ngày canh tác, sản xuất nông nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập chính. Trước khi thu hồi đất, cán bộ phường Ninh Xá tổ chức họp nông dân có đất bị thu hồi, lấy ý kiến các hộ để tôn tạo chợ làm ki-ốt, hứa hẹn đối với mỗi hộ có đất bị thu hồi: Ngoài các khoản bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước, còn được ưu tiên thuê ki-ốt chợ Đọ để buôn bán, chuyển đổi nghề nghiệp khi mất ruộng. Nhưng, sau khi thu hồi thì các hộ dân chỉ nhận được số tiền bồi thường ít hơn nhiều so với số tiền lẽ ra phải nhận được, phân đất ở những nơi không có điều kiện phát triển.Trong khi ki-ốt ở chợ được bán đấu giá, chỉ những người giàu mới có khả năng mua.Tổng số 30 lô đất thuộc diện được cấp cho người dân nơi đây, thực tế chỉ cấp có 5 lô.Những lô đất còn lại, cán bộ phường Ninh Xá cấp cho nhiều người không thuộc đối tượng được cấp đất để hưởng chênh lệch khi đền bù.Quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo thiếu trách nhiệm của các cấp chính quyền. Các hộ dân ở đây đã bị thu hồi đất nông nghiệp mà lại không được giao ki ốt cầu chợ như đã hứa để chuyển đổi nghề nghiệp ổn định cuộc sống. Gia đình bà đã nhiều lần khiếu nại, tố cáo những sai phạm này của các cấp nhưng các cấp chính quyền lại trả lời không rõ ràng, nhập nhằng giữa các cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo.Vụ việc đã kéo dài 12 năm, các cụ bà đã chịu nhiều thiệt thòi và lo nghĩ rất nhiều.
Để bảo vệ quyền lợi, bà Nhữ Thị Lưu cùng các cụ bà làng Đọ không quản ngại khó khăn, viết và gửi đơn khiếu nại và tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền. Thế nhưng, chỉ nhận được sự trả lời qua loa với lí do, không có giấy tờ minh chứng cho những nội dung khiếu nại.
Trong quá trình giải quyết vụ việc của bà Lưu và các hộ dân ta thấy cách trả lời các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền hời hợt và có một số điểm chưa đúng:
Thứ nhất là văn bản số 2450/UBND-NC ngày 13 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc rà soát một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp.Người dân không được đối thoại với Cục một thanh tra Chính phủ. Ông Trịnh Hữu Hùng- Chánh án phòng UBND tỉnh Bắc Ninh nói đã giải quyết khiếu nại nhiều lần mà không có gì mới nên không được xem xét giải quyết.Như vậy người dân không được đối thoại không thể hiện được ý kiến của mình. Điều đó thể hiện sự lẩn tránh của các cơ quan.
Thứ hai là văn bản số 1073 ngày 20 tháng 9 năm 1997 của UBND tỉnh Bắc Ninh về đất hỗ trợ 3% lấy đất nông nghiệp chia cho cán bộ công chức tại thị xã. Và văn bản số 470 ngày 19 tháng 7 năm 2002 của UBND thị xã Bắc Ninh, 25 xuất tất cả đất hỗ trợ là hơn 500 ô không công khai, chia sai đối tượng, làm quà biếu cán bộ đảng viên. Để bảo vệ quyền lợi, bà Nhữ Thị Lưu cùng các cụ bà làng Đọ không quản ngại khó khăn, viết và gửi đơn khiếu nại, đến các cơ quan có thẩm quyền. Thế nhưng, chỉ nhận được sự trả lời qua loa với lí do, không có giấy tờ minh chứng cho những nội dung khiếu nại. Tuy nhiên, khi Công văn số 1073/NCN-CT ngày 20/9/1997 của UBND tỉnh Bắc Ninh, về việc đề nghị hỗ trợ các xã, phường khi chuyển đất làm nhà ở, được đưa ra sau 7 năm do bị cán bộ che giấu để qua mắt Nhân dân, đã chỉ ra rõ: “Đối với những lô đất để lại cho UBND xã, phường, UBND thị xã có trách nhiệm chỉ đạo giao đất ở cho Nhân dân địa phương theo đúng đối tượng, tiêu chuẩn…”, đã chứng minh cho những sai phạm của UBND phường Ninh Xá trong quá trình thực hiện.
Trong quá trình giải quyết vụ việc thì các cơ quan đã có sự sai phạm trong việc bồi thường thiệt hại cho các hộ dân. Khi có quyết định thu hồi đất thì cây xoài nhà Lưu đã bắt đầu ra quả điều đó chứng tỏ rằng cây xoài đó phải được trồng từ rất lâu rồi. Theo khoản 1 điều 16 Nghị định 22/1998/NĐ-CP quy định như sau:” Đền bù thiệt hại về tài sản bao gồm nhà, công trình kiến trúc, cây trồng, vật nuôi và các tài sản khác, gắn liền trên đất hiện có tại thời điểm thu hồi đất”. Như vậy để đến bù cho người dân thì đoàn xác minh phải xác định hiện trạng tài sản tại thời điểm thu hồi đất nhưng đoàn xác minh lại xác minh vào thời điểm dự án được triển khai. Như vậy việc làm của đoàn xác minh làm là trái với quy định của pháp luật.
Các cụ bà đã đi vất vả khắp nơi để trình bày về vụ việc trên , đối lại những kiến nghị của dân, là cách trả lời kiểu lập lờ rằng không có văn bản pháp luật nào quy định phải trích lại đất cho người dân, không chấp nhận giao đất cho dân. Văn bản cuối cùng, “chặn đường” khiếu nại, tố cáo của các cụ là Công văn số 3122/UBND-NC ngày 19/12/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh, do Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh kí, “yêu cầu bà Nhữ Thị Lưu và một số công dân chấm dứt khiếu kiện”. Nông dân ở đây bị thu hồi đất mà không được đên bù và Hợp tác xã cũng không nhận được. Văn bản số 3122/UBND-NC ngày 19 tháng 12 năm 2014 về việc UBND tỉnh Bắc Ninh thông báo về việc trả lại đơn của gia đình bà và các hộ dân.Thanh tra tỉnh làm văn bản sai, kết luận không đúng, văn bản lại là bản phôtô, lại lộng trong văn bản 2678.Hơn nữa từ năm 2011 lịch tiếp công dân văn phòng tỉnh Bắc Ninh là vào ngày 15 hàng tháng. Nhưng bà và các hộ dân đã rất cố gắng đi từ 3, 4 giờ sáng mà vẫn không được vào gặp lãnh đạo Tỉnh tiếp công dân để nói lên ý kiến của mình. Như vậy thì lãnh đạo không nghe được ý kiến trình bày của người dân và xem xét để giải quyết rõ ràng. Kết luận này không những không phù hợp với quy định của pháp luật về tố cáo, mà còn xâm phạm quyền, lợi ích của công dân, được Hiến pháp ghi nhận.
Qua những sự việc như trên ta thấy việc ban hành các quyết định của cơ quan đã có sự sai phạm pháp luật. Việc trả lời là các kiến nghị của người dân thì hời hợt, mang tính chất trả lời cho xong. Hơn nữa, các các quan có ý muốn lẩn tránh gặp người dân để đối thoại. Đặc biệt là quyết định 3122/UBND-Nc ngày 19 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu bà Lưu chấm dứt việc khởi kiện. Nhưng hành động trên của UBND nhằm để người dân không muốn khiếu nài và tố cáo nữa.
Riêng đối với gia đình bà Sửu thì việc đến bù cho gia đình bà như vậy là chưa thỏa đáng, việc đền bù GPMB của gia đình bà Sửu là không tương xứng với giá trị tài sản. Gia đình đã xây dựng 4 căn nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp để chuyển đổi mục đích sử dụng, phục vụ nhu cầu kinh doanh bị phá bỏ, không được đền bù đúng theo giá trị, nguồn thu nhập lớn suốt 9 năm bị mất đi trong khi không nhận được tiền đền bù khiến hoàn cảnh gia đình càng thêm khó khăn.Gia đình bà Sửu thấy số tiền bối thường như vậy là chưa hợp lý.Vì vậy, gia đình bà không nhận tiền đền bù do giá trị quá thấp và làm đơn khiếu nại là hoàn toàn có căn cứ. Hơn thế nữa, việc đền bù GPMB của UBND thành phố Bắc Ninh không đúng trình tự thủ tục được quy định tại Luật Đất đai năm 2003. Gia đình bà Sửu không nhận được văn bản, quyết định nào của UBND thành phố đề cập tới số tiền 132.439.305đ đền bù, hỗ trợ GPMB; không được hỏi ý kiến xem gia đình có muốn nhận đền bù bằng đất khác thay tiền hay không; đo đạc diện tích đất không có sự chứng kiến của gia đình; việc trả tiền đền bù được thực hiện vào giữa đêm khuya; tiến hành phá dỡ 4 căn nhà cấp 4 khi chưa được gia đình đồng ý…Hơn nữa, thửa đất trên của gia đình bà đang có tranh chấp, chưa được giải quyết xong cơ quan địa chính lại cấp GCNQSDĐ cho người mua khác. Gia đình tôi đã nhiều lần làm đơn khiếu nại gửi đến các cấp chính quyền địa phương song không được xem xét giải quyết nghiêm túc. Đây là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng và giải quyết khiếu nại.Việc làm của cơ quan chính quyền như vậy là trái pháp luật.
Nhìn tập đơn thư của các cụ với lập luận chặt chẽ, kèm theo tập hồ sơ hàng chục quyết định, công văn… được sắp xếp trình tự theo diễn biến vụ việc, với chứng cứ rõ ràng, mới biết trong 10 năm qua, các cụ bà làng Đọ đã gửi đi 87 đơn thư, nhận về 66 văn bản trả lời từ các cấp chính quyền. Ban đầu có tới mấy chục cụ tham gia khiếu nại, tố cáo. Nhưng có nhiều người người bức xúc quá, không kìm nén được cơn nóng giận đã vi phạm pháp luật. Nhiều cụ thấy việc giải quyết chậm trễ, đã phải từ bỏ, nay chỉ còn ba cụ quyết theo kiện đến cùng.
Tại một quyết định mới nhất của ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh quyết định số 807/UBND-NC ngày 17 tháng 3 năm 2017 trả lời về việc không đồng ý với kết luận số 2453/KL-UBND ngày 07/10/2016 của Củ tịch UBND thành phố Bắc Ninh. Chủ tich ủy ban nhân dân vẫn cương quyết khẳng định các nội dung đề nghị của bà Lưu đã được các cơ quan chuyên môn xem xét, giải quyết rõ ràng và trong quá trình giải quyết bà Nhữ Thị Lưu không đưa ra được chứng cứ, tài liệu có tình tiết mới để xem xét giải quyết. Và còn khẳng định chấm dứt việc giải quyết các nội dung trên do nhưng nội dung đề nghị của bà đã được UBND thành phố Bắc Ninh, Thanh Tra, UBND tỉnh trả lời. Như vậy, ta thấy sự việc của bà Lưu và các cụ bà khác vẫn chưa được giải quyết rõ ràng nhưng các cơ quan luôn ra những quyết định chấm dứt việc giải quyết vụ án.
Ở tuổi của các cụ, lẽ ra phải được an nhàn nhưng hằng ngày vẫn phải đội nắng, đội mưa “gõ cửa” các cơ quan chính quyền đề nghị được giải quyết. Có thể thấy, các cụ không những đi đòi quyền lợi vật chất chính đáng mà hơn thế, các cụ đi đòi hỏi sự công bằng xã hội… các cụ đã cố gắng theo vụ kiện đến cùng. Chúng ta tin rằng: Ở con đường mới, giải quyết tại TAND tỉnh Bắc Ninh, vụ việc sẽ được làm rõ, trả lại công bằng cho các cụ. Chúng tôi hi vọng rằng với đầy đủ những tài liệu, chứng cứ và tinh thần của các cụ trên con đường suốt một thập kỷ qua, vụ việc sẽ được làm rõ rằng trả lại cho các cụ những năm tháng yên bình,thanh thản, vui sống cùng con cháu như bao cụ cao tuổi khác.