VẤN ĐỀ ẤU DÂM – GÓC NHÌN CỦA SINH VIÊN LUẬT
Trong thời gian qua vấn đề “ấu dâm” đang là chủ đề nóng của toàn xã hội được báo chí, truyền thông phản ánh và thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận khiến mọi người phẫn nộ, lên án và đặt ra vấn đề hết sức bức thiết là trẻ em cần được bảo vệ một cách tốt hơn khỏi những nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Ấu dâm hay lạm dụng tình dục trẻ em không phải là chuyện chưa từng xảy ra mà nó đã và đang tồn tại và âm thầm phát triển ngày một đáng kể như một căn bệnh dai dẳng trong nhiều năm qua. Một căn bệnh mà ai trong số chúng ta cũng lo sợ và luôn mong muốn có những biện pháp phòng chống tốt nhất để bảo vệ con em và người thân của mình.
Trước hết chúng ta cần hiểu “ấu dâm” là gì? Ấu dâm là một chứng rối loạn tình dục bao gồm những ham muốn tình dục đối với trẻ em dưới tuổi vị thành niên, tức là khoảng dưới 14 tuổi. Người mắc bệnh phải ít nhất 16 tuổi và lớn hơn trẻ bị hại ít nhất 5 tuổi. vì đây là một thuật ngữ mới nên hiện nay chưa có cách hiểu cụ thể về ấu dâm, nhưng dưới góc độ của sinh viên luật, có thể hiểu “ấu dâm” là kẻ phạm tội có hành vi sờ soạng, ôm ấp, hôn hít, đụng chạm vào bộ phận sinh dục của trẻ em nhưng chưa thực hiện hành vi giao cấu.
Hầu hết những người có xu hướng ấu dâm là nam giới, ít trường hợp là nữ giới hoặc cũng có thể những vụ ấu dâm mà nữ giới là người phạm tội ít bị phát hiện hơn so với người phạm tội là nam giới. Còn về phía nạn nhân, có thể ở nhiều độ tuổi từ trẻ sơ sinh đến trẻ tuổi vị thành niên, sự lệch lạc trong nhu cầu tình dục khiến người bệnh không thể điều khiển được hành vi, dù biết đó là điều vô đạo đức. Nạn nhân bao gồm cả bé trai và bé gái. Suy nghĩ lạm dụng tình dục thường chỉ xảy ra ở bé gái khiến các bé trai trở thành “miếng mồi” cho những người có bệnh ấu dâm.
Việc nghiên cứu về “ấu dâm”- một bệnh về tâm lý cũng mới chỉ được các nhà khoa học trong nước và trên thế giới nghiên cứu trong những năm gần đây. Nguyên nhân dẫn tới ấu dâm có thể do hoàn cảnh gia đình hay đã từng bị quấy dối tình dục khi còn nhỏ nên đã dẫn tới nhận thức lệch lạc trong nhận thức. Vậy việc phòng chống “ấu dâm” có khó khăn hay không và làm như thế nào để bảo vệ con em mình khỏi mối nguy cơ bị xâm hại tình dục từ “ấu dâm”?
Theo Trung tá Đài Trung Hiếu – Chuyên gia tội phạm học Bộ Công An cho biết hiện nay có tới 73% đối tượng xâm hại tình dục trẻ em chính là người quen của nạn nhân. Như vậy có thể thấy người phạm tội phần lớn là người que của nạn nhân hoặc cũng có thể là người có địa vị trong xã hội hoặc cũng có thể là những người hoàn toàn không có sự ức chế vè tình dục những lại có những ham muốn bệnh hoạn, coi đó là sở thích đó chính là “ấu dâm”. Đa số những kẻ “ấu dâm” đều lợi dung sự ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên, ít hiểu biết hoặc lợi dụng sự quen biết đối với cha mẹ các em để tiếp cận rồi thực hiện hành vi đồi bại của mình. Đặc biệt là ở các làng quê, do trình độ dân trí thấp và lo sợ dư luận xã hội đã tạo ra tâm lý e ngại không giám tố cáo hành vi của kẻ phạm tội cho cơ quan chức năng. Đây cũng chính là lỗ hổng, là cơ hội cho những kẻ phạm tội lẩn trốn, coi thường pháp luật.
Về vấn đề “ấu dâm” thì bộ luật hình sự hiện hành hay BLHS năm 2015 đang được Quốc hội sửa đổi bổ sung cũng không thấy đề cập tới vấn đề này, do vậy tại các địa phương, cơ quan chức năng chỉ biết căn cứ vào hành vi thực tế để xem xét người phạm tội sẽ thuộc tội nào trong các tội về xâm hại tình dục trẻ em chứ chưa hề có điều khoản hay hình phạt cụ thể nào cho những kẻ thực hiện hành vi ấu dâm.
Vì pháp luật chưa có quy định, hình phạt cụ thể cho những kẻ này nên vấn đề vệ con em, người thân thích của mình khỏi những kẻ phạm tội càng quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Dưới góc độ của sinh viên Luật, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa những kẻ phạm tội, hạn chế thấp nhất hậu quả xảy ra, bảo đảm cho các em phát triển một cách tốt nhất về thể chất và tâm hồn.
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư, mọi người dân về bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại tình dục đặc biệt là “ấu dâm”.
Thứ hai, phối hợp chặt chẽ giữa gia đinh, nhà trường, luôn trang bị cho các em rằng ngoài bố mẹ, bác sỹ hay y tá thì các em không được phép cho bất kỳ ai đụng chạm và những chỗ nhạy cảm hay bộ phận sinh dục của các em. Nhà trường và gia đình phải giáo dục ý thức cảnh giác, trang bị cách thức phòng vệ đối với những kẻ có hành vi đồi bại
Thứ ba, cha mẹ, thầy cô giáo hay người thân của các em cần có trách nhiệm hơn trong việc chăm sóc, chăm nom, trông chừng các em trong tất cả các khoảng thời gian như vui chơi, sinh hoạt, học tập. Thường xuyên để mắt, quan tâm chia sẻ để phát hiện những thay đổi trong tâm sinh lý của các em để tạo ra sự tin tưởng của các em đối với cha mẹ, thầy cô, khiến các em yên tâm cởi mở chia sẻ tâm sự mà trước giờ các em chưa giám kể cho ai nghe. Hạn chế cho các em tiếp xúc với người lạ, đặc biệt là các địa điểm các em có thể ở một mình với người lớn.
Thứ tư, cha mẹ và nhà trường phải thường xuyên cập nhật tình hình tội phạm xung quanh khu vực mình đang sinh sống. Nếu có vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em nói chung hay “ấu dâm” nói riêng xảy thì những người có liên quan phải báo cao ngay với cơ quan chức năng để có biện pháp phòng ngừa tội phạm và tránh tình trạng để lọt tội phạm.
Thứ năm.,phải luôn có thái độ kiên quyết, không khoan nhượng đối với những kẻ “ấu dâm”. Thực hiện các biện pháp điều trị về thể chất và tâm lý cho các em một cách sớm nhất để hạn chế hậu quả, tạo điều kiện cho các em phục hồi nhanh, sớm trở lại với cuộc sống bình thường.
Thứ sáu, cần hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật hình sự một cách cụ thể rõ ràng liên quan đến tội phạm “ấu dâm”, những hình phạt thích đáng mang tính răn đe mạn mẽ cũng là một trong những biện pháp quan trọng để giảm và ngăn ngừa tội phạm.
Vì vậy, trước những vụ án hay tình hình tội phạm liên quan đến “ấu dâm” hiện nay, toàn xã hội đã, đang và sẽ lên án mạnh mẽ hơn nữa để những kẻ phạm tội phải đứng trước vành móng ngựa. Gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc phòng ngừa tội phạm, phải tìm ra căn cơ của vấn đề để đẩy lùi tình hình tội phạm, đảm bảo đúng người đúng tội, bảo đảm cho các em được sinh ra và lớn lên trong một xã hội nói không với xâm hại tình dục.
Bài viết của em Lê Thị Bích Thảo – sinh viên năm 2 Đại học Luật HN theo hướng dẫn gợi ý của LS Trần xuân Tiền
1 phản hồi
I don’t even know how I ended up here, but I thought this post was good.
I do not know who you are but definitely you’re going to a famous blogger if you aren’t already 😉 Cheers!