- Tranh chấp mồ mả trong lĩnh vực dân sự .
Mồ mả trên đất hiện nay không được coi là “tài sản” gắn liền với đất hoặc là “tài sản” theo định nghĩa của Bộ luật dân sự 2015 . Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến mồ mả cũng không được pháp luật quy định cụ thể nên khi gặp chuyện, thì việc giải quyết rất khó khăn.
Vì trong luật chưa quy định về vấn đề này, nhưng theo Văn phòng Luật sư Đồng Đội thì những tranh chấp này có thể áp dụng tập quán pháp Điều 3 “Bộ luật dân sự 2015” để xử lý khi có xung đột. Cụ thể, chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể, gia tộc… nên tổ chức vận động, thuyết phục các bên đương sự tìm ra hướng giải quyết phù hợp với truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc.
Bộ Luật tố tụng dân sư 2015 đã có quy định cách giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng ( Điều 45 ) . Đó là áp dụng Việc áp dụng tập quán; Việc áp dụng tương tự pháp luật; Việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng .
Nếu như cả hai bên đều không hòa giải , thương lượng được thì bạn có thể kiện ra Tòa án về tranh chấp dân sự. Tuy nhiên, do pháp luật tố tụng dân sự chưa quy định trình tự, thủ tục cũng như thẩm quyền thụ lý giải quyết nên các cơ quan chức năng chưa có căn cứ trong việc xác định thẩm quyền. Đã có nhiều tranh chấp mồ mả khởi kiện ra tòa nhưng tòa lại từ chối thụ lý vì Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 không quy định tranh chấp mồ mả thuộc tranh chấp dân sự tòa án phải thụ lý giải quyết. Một số tòa lại hướng dẫn đương sự nhờ UBND giải quyết nhưng UBND cũng từ chối vì pháp luật không quy định thẩm quyền họ phải giải quyết dẫn đến các tranh chấp đi vào bế tắc.
Để có thể giải quyết thấu tình đạt lý vụ việc tranh chấp mồ mả trên thì cần làm sáng tỏ một số tình tiết sau: Cần tổ chức lấy ý kiến nhân dân quanh khu vực mồ mả đang tranh chấp để xác định ngôi mộ do ai chôn cất? Làm rõ mối quan hội giữa bạn và hài cốt trong ngôi mộ và gia đình kia có phải là quan hệ mẹ con như gia đình kia trình bày không? Để làm được việc này, tòa án cần tiến hành xác định ADN giữa các bên tranh chấp và hài cốt dưới ngôi mộ.
Nếu qua điều tra, xác minh mà nhân dân địa phương khẳng định ngôi mộ do gia đình bạn chôn cất và mẫu ADN trùng với gia đình bạn, thì tòa án cần tuyên ngôi mộ là của gia đình bạn. Nếu qua điều tra xác minh mà không rõ được ai chôn cất ngôi mộ và ADN của hài cốt trùng với gia đình kia thì tòa án cần tuyên ngôi mộ thuộc gia đình kia.Trường hợp qua giám định mà ADN của bộ hài cốt trùng với cả hai bên gia đình thì tòa án cần tiến hành hòa giải để 2 bên thống nhất việc chôn cất ngôi mộ.
- Hành vi xâm phạm mồ mả cấu thành tội phạm “ Xâm phạm thi thể , mồ mả, hài cốt” khi nào ?
Bộ luật dân sự (Điều 629) quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Bộ luật hình sự (Điều 246) quy định tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt”. Tuy nhiên, thực tế việc giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến mồ mả và việc xác định ai là chủ thể của tội phạm này thì còn có nhiều quan điểm khác nhau.
Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm
Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là tội xâm phạm đến trật tự, an toàn đối với thi thể, phần mộ và hài cốt của người chết và thông qua đó đã xâm phạm đến phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam..
Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm
a) Hành vi khách quan
Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau đây:
– Đào, phá mồ mả là hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng mồ mả, làm cho mồ mả không còn nguyên vẹn như trước. Hành vi đào, phá mồ mả được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau và với những động cơ và mục đích khác nhau như: để lấy những đồ vật quý hiếm mà thân nhân người quá cố cho vào quan tài chôn cùng với người quá cố; để trả thù thân nhân người quá cố; đề che dấu hành vi phạm tội…Tuy nhiên, nếu hành vi đào, phá mồ mả, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không coi là hành vi phạm tội như: đào mộ để bắt chuột, bắt rắn; đập phá một vài họa tiết trang trí trên mộ…
– Chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ: Hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ thường đi kèm với hành vi đào, phá mồ mả (đào phá mồ mả để chiếm đoạt những đồ vật để trong quan tài), nhưng cũng có trường hợp người phạm tội không đào, phá mồ mả nhưng vẫn chiếm đoạt được những đồ vật để trong mộ, trên mộ như: lợi dụng việc đổi mộ (bốc hài cốt) để chiếm đoạt đồ trang sức chôn theo người chết; lấy các đồ vật có giá trị để trên mộ (bát hương, lọ hoa, đi ảnh,…).
– Các hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt: Ngoài hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ thì các hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt cũng được coi là hành vi phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt. Hành vi khác nói ở đây là bất cứ hành vi nào mà xâm phạm đến thi thể, mồ mả, hài cốt như: đánh tráo thi thể, lấy các bộ phận của thi thể, đánh tráo hoặc chiếm đoạt hài cốt, chia sẻ hài cốt,…
b) Hậu quả
Hậu quả của hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cứ xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt cũng bị coi là hành vi phạm tội mà chỉ những hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến thi thể, mồ mả, hài cốt mới bị coi là hành vi phạm tội.
c) Các dấu hiệu khách quan khác
Đối với tội phạm này nhà làm luật không quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, khi xác định hành vi phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt cần chú ý đến phong tục, tập quán, truyền thống của từng địa phương, từng dân tộc để xác định hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt đã nghiêm trọng tới mức cần truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, vì trong lĩnh vực này là vấn đề nhạy cảm. Không phải truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi xâm phạm mới có tác dụng giáo dục, phòng ngừa tội phạm mà việc truy cứu trách nhiệm hình sự còn phải căn cứ vào phong tục, tập quán, đời sống tâm linh của những người thân của người quá cố.
4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là do cố ý .
Kết Luận
Nếu hành vi của chủ thể chỉ là đào mộ của phần đất đang có tranh chấp để đem về thờ cúng thì sẽ không cấu thành tội “Xâm phạm thi thể , mồ mả, hài cốt” theo quy định của Bộ Luật Hình Sự mà đây sẽ được xem là tranh chấp phần mồ mả theo lĩnh vực dân sự . Tòa án sẽ không giải quyết tranh chấp này , mà các chủ thể sẽ phải tự tìm cách giải quyết bằng cách : thỏa thuận : hỏi những người dân khu vực xung quanh ; giám định AND để xem thi thể trong mộ đó thuộc gia đinh nào … Do đây là vấn đề tranh chấp có liên quan đến yếu tố tâm linh, nên các bên cần giảo quyết nhẹ nhàng , tránh xung đột dẫn đến hậu quả khó lường.