Diễm My, Thiền Am bên bờ vũ trụ, Tịnh thất Bồng Lai là những từ khóa mới đây được rất nhiều cư dân mạng tìm kiếm và quan tâm. Diễm My chính là cô gái đã từng bỏ nhà đi tu tại Tịnh thất Bồng Lai vì bị chính bố ruột hãm hại – theo lời cô nói vào tháng 10 năm 2019. Trong suốt thời gian đó, cha mẹ Diễm My vẫn cho rằng, Tịnh thất Bồng Lai đã khiến con gái mình u mê và đã kêu cứu đến cơ quan công an trong thời gian dài, thậm chí đẫn dến xô xát mà vẫn không có kết quả.
Cho đến chiều ngày 31/10, trong buổi trò chuyện của một nữ CEO nổi tiếng, cha mẹ Diễm My cũng có mặt và tuyên bố sẵn sàng trao 1 tỷ đồng dành cho ai tìm được con gái.
Đứng trước vụ lùm xùm nói trên, nhiều người đã không khỏi bất ngờ và có rất nhiều ý kiến trái chiều về hành động của cha mẹ Diễm My. Ngay lập tức, phóng viên báo đã tìm đến Văn phòng luật sư Đồng Đội để xin ý kiến, quan điểm pháp lý của Luật sư Trần Xuân Tiền – Trưởng Văn phòng để đưa ra cái nhìn bao quát, đánh giá vụ việc khách quan hơn nhằm định hướng dư luận xã hội.
Có nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay Diễm My đã 23 tuổi, cô ấy có đủ quyền công dân để có thể đi và ở những nơi mà cô ấy muốn. Bên cạnh đó, cô ở lại Tịnh thất Bồng Lai với tâm thế tự nguyện, có đăng ký tạm trú, nhưng bố mẹ không đồng ý. Vậy xét dưới góc độ pháp luật, điều này có đúng không?
Luật sư Tiền cho rằng, trên phương diện pháp lý, Diễm My hoàn toàn có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và tự chịu trách nhiệm đối với hành vi mà mình thực hiện. Hơn nữa, quyền tự do đi lại là quyền hiến định của mỗi công dân, được pháp luật bảo hộ và không ai có thể hạn chế quyền đó, kể cả bố mẹ của Diễm My.
Song, việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ con không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của người làm cha, làm mẹ. Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình đã quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ là “Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội”. Như vậy, nếu Tịnh thất Bồng Lai là một cơ sở tôn giáo hợp pháp và người trụ trì có đức độ thì cha mẹ Diễm My cần tôn trọng ý kiến của cô ấy theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.
Đối chiếu lại với tình tiết vụ việc, Diễm My từ một cô bé ngoan hiền, được cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng và tin tưởng mà ngay sau khi tiếp xúc với những người trong Tịnh Thất Bồng Lai, cô lại nhanh chóng có những thay đổi và biểu hiện bất thường. Sau đó, cô còn nói dối cha mẹ về việc đi du học để bỏ trốn đến ở tại Tịnh thất Bồng Lai, thậm chí là cả việc gửi đơn thư và đăng video tố cáo cha mẹ mình có nhiều hành vi tàn độc với cô. Những biểu hiện trên chắc chắn là một điều trái với lẽ thường, và trong hoàn cảnh ấy, cha mẹ của cô hoàn toàn có quyền hoài nghi, có quyền tìm hiểu và làm mọi cách để bảo vệ con thoát ra khỏi những điều tiêu cực. Đó là quyền, là bổn phận của cha mẹ mà Luật và đạo đức xã hội thôi thúc họ phải làm.
Ngược lại, khi cha mẹ cô tìm mọi cách để kéo cô ra khỏi mối hiểm nguy, sự mê muội không lối thoát, Diễm My lại ra sức bênh vực, thanh minh cho Tịnh thất Bồng lai và nói rằng sẽ ở đó với tâm thế tự nguyện đã khiến cha mẹ vô cùng đau lòng. Trong trường hợp này, cô gái đã vi phạm nghiêm trọng bổn phận của người làm con khi đã có hành vi, biểu hiện bất hiếu với cha mẹ. Điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”. Đồng thời, “Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình”.
Hiến pháp đã ghi nhận, mọi cá nhân có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo và không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Nhưng Diễm My đã quên mất một điều rằng, tôn giáo và gia đình không hề có sự xung đột, mâu thuẫn với nhau; ngược lại còn mang lại nhiều giá trị tốt đẹp nếu luôn song hành, bổ trợ cho nhau. Giáo lý của nhiều tôn giáo đều hướng đến việc răn dạy các tín đồ phải biết quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình, lấy tình yêu thương làm nền tảng của mối quan hệ gia đình. Nhiều người khi đi theo con đường giáo lý đã hiểu được triết lý từ bi, nhân quả và có nhiều thay đổi tích cực trong mối quan hệ với người thân, đã biết quan tâm, chia sẻ nhiều hơn với gia đình mình. Đối với Diễm My, nếu cô đã không biết kính trọng gia đình, cha mẹ thì đó không phải là giá trị mà các tôn giáo chính thống hướng đến.
Bên cạnh đó, việc cha mẹ Diễm My khi không tìm được con đã trình báo lên công an nhưng không được giải quyết vì My đã trên 18 tuổi cũng gây ra nhiều luồng ý kiến trong dư luận. Dưới góc độ pháp luật, khi cha mẹ phát hiện ra Tịnh thất Bồng Lai không phải là một tổ chức tôn giáo chính thống, hợp pháp, khiến con gái ngày càng u mê, sa đà thì hoàn toàn có quyền tố giác về hành vi lừa dối của Tịnh thất Bồng Lai với cơ quan có thẩm quyền. Về nguyên tắc, mọi hành vi trái pháp luật đều có thể bị tố giác, tuy nhiên phải có căn cứ chứng minh dấu hiệu cấu thành tội phạm mới có thể tiến hành điều tra và giải quyết. Do đó, việc cha mẹ Diễm My trình báo với cơ quan có thẩm quyền mà không được giải quyết cũng là điều dễ hiểu. Nhìn nhận trên phương diện đạo đức, có lẽ đó chỉ là một cách để cha mẹ Diễm My kêu cứu cơ quan chức năng vào cuộc để cứu con mình, khi đã qua 2 năm tìm con trong vô vọng. Không ai có thể nhẫn tâm bỏ mặc, đứng nhìn con mình ngày càng lún sâu vào vũng bùn lầy ấy. Cha mẹ Diễm My cần bình tĩnh và có thêm thời gian để thu thập thêm thông tin về hành vi trái pháp luật của Tịnh thất Bồng Lai và viết đơn tố giác sao cho hợp lý, đúng người đúng tội, từ đó làm cơ sở cho cơ quan chức năng tiến hành tìm kiếm thông tin khách quan và điều tra, giải quyết vụ việc để “cứu” Diễm My, đưa cô trở về nhà trong thời gian sớm nhất có thể.
Quan điểm đa chiều và thuyết phục của Luật sư Trần Xuân Tiền đã được rất nhiều tờ báo đồng tình và chia sẻ: Báo Soha, Báo Cafebiz, Báo Phụ nữ và gia đình… Qua câu chuyện đau lòng của Diễm My và những phân tích của Luật sư Trần Xuân Tiền, mong rằng thế hệ trẻ sẽ hiểu ra được giá trị đích thực của tình thân gia đình, đừng vì u mê, dụ dỗ của tà giáo mà sẵn sàng phủi bỏ công nuôi dưỡng, cắt bỏ quan hệ máu mủ, sinh dưỡng của cha mẹ. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu, và tội lỗi đó sẽ không bao giờ có thể gột rửa nếu chúng ta coi trọng tự do cá nhân mà làm những việc trái với đạo đức xã hội.
Báo Cafebiz:
Báo Soha:
Báo Phụ nữ và gia đình:
Báo Tin tức online:
Báo Việt giải trí:
Một số website chia sẻ lại bài viết:
https://gialainews.com/vi-sao-vu-diem-my-mat-tich-khong-duoc-co-quan-chuc-nang-vao-cuoc/
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Website: https://dongdoilaw.vn
Người viết: Lệ Mai – CTV pháp lý
Bài viết được hoàn thiện qua sự hướng dẫn của Luật sư Trần Xuân Tiền.
SĐT: 0362616926 – Email: mmaivk22@gmail.com