Thời gian vừa qua, có nhiều giáo sư, tiến sĩ đầu ngành bị khởi tố do liên quan đến các sai phạm về chuyên môn và công tác quản lý. Trong đó có những vụ án bị khởi tố liên quan đến vi phạm đấu thầu các thiết bị y tế như vụ Việt Á, sau đó liên tục hai giám đốc của Bệnh viện Bạch Mai bị khởi tố, hay Hiệu trưởng một trường THPT bị khởi tố vì thu chi sai tiền học thêm là những câu chuyện đau lòng với ngành y, ngành giáo dục nói riêng và với xã hội nói chung. Qua những vụ án đã xảy ra, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, không còn gì đau xót hơn việc những y bác sĩ, những nhà giáo – ngành nghề được coi là chuẩn mực và được xã hội đề cao, lại vướng vào vòng lao lý. Trong số những vụ án đó, cán bộ ngành y và giáo dục không chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm liên quan đến chức vụ mà còn cả các tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, vi phạm quy định về đấu thầu, kế toán. Ngoài ra, còn có rất nhiều lãnh đạo trong các ngành, nghề khác dù cả một đời cống hiến nhưng chỉ vì một khoảnh khắc tham lam, cộng với sự thiếu hiểu biết pháp luật mà mất đi tất cả.
Hầu hết các vụ việc hàng loạt các quan chức bị vướng vào vòng lao lý chủ yếu đến từ việc hiểu biết pháp luật của họ nhiều khi chỉ dừng lại ở lĩnh vực chuyên môn mà chưa nắm rõ các nguyên tắc chung của hệ thống pháp luật. Mặt khác, họ không có những chuyên gia pháp luật để kịp thời tư vấn những rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong quá trình thực hiện công vụ của mình. Vì vậy, trong thời kỳ xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý cũng theo đó mà tăng cao, đã đến lúc mỗi người, đặc biệt là các nhà lãnh đạo, quản lý cần có người tư vấn riêng về mặt pháp lý, đặc biệt là luật sư riêng.
Khi phân tích nguyên nhân dẫn đến những vụ việc trên, có thể thấy nguyên nhân sâu xa đến từ việc những người được bổ nhiệm làm công tác quản lý thường chỉ giỏi trong lĩnh vực chuyên môn mà ít có hiểu biết pháp luật sâu rộng. Trong khi đó hoạt động quản lý hành chính công đòi hỏi người cán bộ vừa phải có tài, có năng lực quản lý, vừa phải nắm bắt được các quy định của pháp luật để đưa ra các quyết sách hợp lý và không trái với quy định pháp luật. Mặt khác, trong nghề y nói riêng hay các ngành nghề khác nói chung, luôn đặt ra vấn đề nghiên cứu, học hỏi liên tục đối với những người muốn trở thành chuyên gia và tiến xa trong lĩnh vực nghề nghiệp. Mà thời gian thì có hạn, nên để trở thành chuyên gia, để trở thành cán bộ quản lý trong ngành nghề, thì người ta hiếm có thời gian để nghiên cứu và nắm bắt các quy định của pháp luật. Đã có rất nhiều người cả một đời cống hiến, được xã hội ghi nhận, đạt đến đỉnh cao sự nghiệp, nhưng chỉ vì lòng tham và thiếu hiểu biết pháp luật mà đánh mất tất cả, đến khi phải gánh chịu hình phạt mới hối hận thì đã muộn. .
Danh dự, uy tín con người là thứ quan trọng, nó không thể đo đếm hay mua bằng vật chất, cũng không bỗng dưng hoặc trong một chốc một lát có được, mà phải trải qua quá trình tu dưỡng, rèn luyện dày công gây dựng mới có. Vì vậy, dù giàu có đến mấy thì đến cuối đời, tiền bạc cũng không thể mang theo, chức vụ, quyền hạn có cao đến mấy rồi cũng không thể giữ mãi, nhưng danh dự, nhân phẩm thì luôn gắn liền với con người và nếu có mất đi thì không bao giờ có thể lấy lại. Cho nên hiện nay, chúng ta không chỉ chú trọng sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ mà còn phải quan tâm đến an toàn pháp lý. Cuộc sống thanh bình là điều ai cũng mơ ước, và vì thế dùng đồng tiền, uy tín của mình thuê chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật để bảo vệ là một sự đầu tư khôn ngoan và lâu dài.
Vậy vì sao cần có luật sư riêng?
Thứ nhất, pháp luật ra đời nhằm điều chỉnh hoạt động của công dân, mọi cá nhân, tổ chức sống và hoạt động phải trong khuôn khổ của pháp luật, không được làm những điều trái pháp luật. Tuy nhiên hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay khá phức tạp, là một hệ thống bao gồm nhiều văn bản, được thay thế, sửa đổi, bổ sung nhiều lần, các quy định có nhiều cách hiểu khác nhau hoặc nhiều khi mâu thuẫn với nhau. Hơn nữa, không phải ai cũng có điều kiện, thời gian, khả năng để nghiên cứu hoặc theo học tại các cơ sở đào tạo luật. Do đó, nghề luật sư dần trở thành một ngành nghề thiết yếu theo sự phân công lao động xã hội. Đây là cơ sở để cá nhân, tổ chức cần phải có luật sư, người tư vấn pháp lý riêng nhằm hạn chế những rủi ro pháp lý, tạo điều kiện để tập trung vào chuyên môn của mình.
Thứ hai, quy định hiện hành cho phép Luật sư được tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người bào chữa trong từng giai đoạn của vụ án hình sự. Theo đó, khoản 4 Ðiều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Cụ thể hơn, Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định rõ, Luật sư được tham gia ngay từ giai đoạn người bị tố giác được cơ quan có thẩm quyền thông báo về hành vi mà mình bị tố giác (điểm e khoản 1 Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự 2015), sau đó, Luật sư có quyền tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra và giai đoạn khởi tố bị can (Điều 74 BLTTHS).
Sở dĩ pháp luật cho phép Luật sư được tham gia ngay từ giai đoạn trước khởi tố, tức là từ khi người bị tố giác nhận được thông báo về hành vi bị tố giác và khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra là để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cũng như phát huy được vị trí, vai trò của Luật sư, không chỉ trong giai đoạn bào chữa mà còn ngay từ giai đoạn tiền tố tụng. Mặt khác, quy định này cũng là để tránh tình trạng tiêu cực xảy ra như mớm cung, dụ cung, bức cung, dùng nhục hình với người bị bắt khi họ làm việc với cơ quan công an.
Như vậy, từ những lí do trên, có thể thấy Luật sư và nghề luật sư đang ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Luật sư là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức có hiệu quả nhất; góp phần giảm thiểu các vụ án oan sai, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng trên cơ sở các quy định của pháp luật. Đồng thời, Luật sư còn có vai trò đảm bảo cho các hoạt động của cơ quan nhà nước như cơ quan điều tra, Toà án, Viện kiểm sát diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
Trong thời điểm hiện nay, khi đời sống người dân ngày càng cải thiện, xã hội ngày càng hiện đại thì số lượng cá nhân có nhu cầu tìm kiếm luật sư riêng để tư vấn pháp lý ngày càng tăng cao. Tại Việt Nam, dịch vụ thuê Luật sư riêng vẫn chưa mang tính phổ biến, nhưng trên thực tế, có rất nhiều người nổi tiếng, người có thu nhập cao hoặc hộ gia đình đang sử dụng dịch vụ Luật sư riêng để tư vấn pháp lý, nhằm bảo đảm và bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp cho cá nhân cũng như tránh những rắc rối, hậu quả pháp lý mà họ phải đối mặt khi có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra. Dịch vụ này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó, đồng thời đảm bảo bí mật cá nhân và tránh những phiền phức không đáng có. Trên cương vị là Luật sư – người có vốn kiến thức và am hiểu sâu về pháp luật, họ chính là những người có thể dự báo trước những rủi ro pháp lý và ngăn chặn nguy cơ xảy ra rủi ro, hậu quả có thể xảy ra cho cá nhân.
Trên thế giới, một trong những quốc gia có nghề luật sư phát triển nhất và tỉ lệ người dân có nhu cầu thuê luật sư riêng cao là nước Mỹ. Trong đó, cứ trung bình 220 người dân lại có một luật sư, và tổng số Luật sư hiện tại ở nước Mỹ là khoảng 1 triệu người. Rõ ràng, đối với một đất nước phát triển và có trình độ dân trí cao như nước Mỹ, người dân đều rất chú trọng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình, cho nên từ những vấn đề nhỏ như vi phạm giao thông, giao dịch dân sự, khai thuế cho đến những vấn đề lớn như khởi kiện tại toà, ly hôn, thừa kế,… họ đều sử dụng dịch vụ luật sư.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không phải bất cứ Luật sư nào cũng chuẩn bị tâm thế để làm Luật sư riêng, cho nên đôi khi lại rơi vào thế “bị động”, làm theo yêu cầu của khách hàng mà chưa thực hiện đúng chức năng của Luật sư là tư vấn, giải thích pháp luật cho khách hàng. Cho nên, để làm Luật sư riêng đòi hỏi mỗi người phải có kiến thức, kỹ năng tổng hợp không chỉ về chuyên môn mà cả trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, hành chính, sao cho tương xứng với vị trí của lãnh đạo doanh nghiệp.
Luật sư Trần Xuân Tiền – Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội đã sớm nhận ra và ý thức được điều này, với đam mê và kinh nghiệm trường đời trong nhiều lĩnh vực pháp luật, ông luôn có cái nhìn toàn diện và có phương pháp xử lý an toàn mọi vấn đề thông qua vận dụng linh hoạt pháp luật vào việc giải quyết tranh chấp, hay bằng con đường đàm phán, thương lượng và đưa ra cách ứng phó một cách chuẩn mực. Với phương châm đó, hơn 10 năm hành nghề, Văn phòng Luật sư Đồng Đội luôn coi trọng chữ tín và hiệu quả công việc, coi “khách hàng là người thân”, luôn đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, đồng hành cùng khách hàng tháo gỡ những vướng mắc, trở ngại pháp lý, mang đến sự an tâm và niềm tin vào pháp luật.
Luật sư Trần Xuân Tiền cũng thường ví von nghề Luật sư cũng giống như một người lái xe hành nghề lâu năm, luôn đặt an toàn lên hàng đầu, kể cả trong các tình huống không “an toàn”. Nói như vậy để hiểu rằng, nghề lái xe không chỉ đòi hỏi người tài xế phải có kiến thức, có bằng cấp, chứng chỉ lái xe, có đạo đức hành nghề mà còn phải rèn luyện phản xạ, cách xử lý khi gặp các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông. Nghề Luật sư cũng vậy, điều quan trọng nhất và có ý nghĩa quyết định đến thành công của nghề chính là ở cách người Luật sư bình tĩnh đối mặt, xử lý khi gặp tình huống khó khăn. Đồng thời luôn giữ mình ở thế chủ động, có góc nhìn đa chiều để kịp thời dự báo, đưa ra đánh giá, nhận diện rủi ro và từ đó có phương án để hạn chế, ngăn ngừa hậu quả xảy ra, bảo vệ vững chắc chiếc “ghế” cho các sếp, những người lãnh đạo của một cơ quan, tổ chức nhất định.
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi