Theo đánh giá của các bộ, ngành, địa phương, thời gian qua tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tuy không diễn biến quá phức tạp, ít phát sinh các điểm nóng, tuy nhiên sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, tại các địa bàn trọng điểm trên tuyến biên giới Tây Nam, tuyến biển, tuyến đường hàng không và bưu chính quốc tế, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả lại có xu hướng gia tăng.
Trong những ngày qua, Cục Quản lý thị trường TPHCM đã đồng loạt kiểm tra nhiều cửa hàng tại các trung tâm thương mại lớn, như: Trung tâm thương mại Sài Gòn Square, Trung tâm Thương mại An Đông…, phát hiện thu giữ gần chục nghìn sản phẩm là túi xách, mắt kính, quần áo, giày dép… có dấu hiệu giả các thương hiệu nổi tiếng. Đó chỉ là một vài điểm trong hàng trăm điểm kinh doanh hàng giả, hàng nhái bị lực lượng chức năng phát hiện.
Và trong thời điểm, Tết nguyên đán đang đến gần nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, thực phẩm của người dân tăng cao, lợi dụng dịp này các đối tượng đã trà trộn, buôn lậu và kinh doanh các loại hàng hóa, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng và thiệt hại cho nền kinh tế đất nước. Và rõ ràng đây hành vi này là hành vi trái pháp luật.
Để chỉ rõ dấu hiệu về hàng giả, hàng nhái, quyền lợi của người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng sẽ được đảm bảo như thế nào?….. Đài Tiếng nói Việt Nam đã mời luật sư Trần Xuân Tiền đã tham gia phỏng vấn chương trình “Bạn và pháp luật” với chủ đề “Quyền lợi của người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng”. Luật sư cho biết, trên thực tế hàng nhái là tên gọi mọi người dùng để ám chỉ những loại hàng hóa; sản phẩm đang lưu thông trên thị trường không phải là sản phẩm chính thống do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối chính đưa ra thị trường. Tuy nhiên, không có văn bản pháp luật nào quy định về thuật ngữ, khái niệm “hàng nhái” mà chỉ có thuật ngữ “hàng giả”. Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, hàng giả bao gồm hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng lặp hoặc khó phân biệt với các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Như vậy, những hàng hóa có tên gọi, hình dáng tương tự với nhãn hiệu, hình dáng của hàng hóa của cá nhân, tổ chức khác đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽ được xác định là hàng giả. Và mọi hành vi xâm phạm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý… làm tổn hại đến chủ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đều phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà các đối tượng buôn bán hàng giả sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự. Bên cạnh đó, Luật sư còn trao đổi thêm về về một số hành vi khác cũng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật như: hành vi quảng cáo, PR,… cho những sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng. Luật sư đưa ra khuyến cáo cho người dân trong trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái có thể tố giác trực tiếp qua số điện thoại hoặc gửi đơn thư, khiếu nại đến Tổng cục Quản lý thị trường. Nếu có dấu hiệu tội phạm, người dân còn có thể gửi đơn tố giác đến cơ quan công an xã, phường, thị trấn; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Mời Quý thính giả cùng lắng nghe những chia sẻ của Luật sư Trần Xuân Tiền trong đoạn băng dưới đây
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi