Luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Họ không chỉ sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án mà còn giúp người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vậy, có nên mời luật sư ngay từ khi bị tình nghi, bị công an triệu tập làm việc hay không?
Cơ quan điều tra có quyền triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Vì vậy, người bị tình nghi là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và theo quy định tại tại Điểm e Khoản 1 điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì họ có quyền “tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”
Trong đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có thể là Luật sự theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 83 Luật này.
Bên cạnh đó theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 46/2019/TT-BCA quy định về thời điểm người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tham gia tố tụng như sau: “Thời điểm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tham gia tố tụng kể từ khi có Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và có căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.”
Từ những quy định trên, người bị tình nghi có quyền mời Luật sư và Luật sư có thể tham gia vào quá trình tố tụng hình sự ngay từ lần lấy lời khai đầu tiên khi bị triệu tập khi được người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị kiến nghị khởi tố mời.
Vì vậy, khi bị tình nghi, bị Công An triệu tập người bị tố giác, người bị kiến nghị có nên mời Luật sư hay không? Từ thực tiễn cho thấy họ nên mời Luật sư vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, tạo cảm giác an tâm. Người bị tình nghi có quyền tự bảo vệ cho bản thân mình theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 57 Luật tố tụng hình sự 2015 nhưng họ cũng có thể nhờ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho mình. Bên cạnh việc bản thân có thể tự đưa ra lời khai, chứng cứ để bảo vệ mình, nếu họ mời thêm Luật sư tư vấn thêm về vấn đề họ đang gặp phải thì họ sẽ cảm thấy những lý lẽ và chứng cứ mình đưa ra chắc chắn, hợp lý, hợp pháp hơn. Hơn nữa, Luật sư có thể tư vấn cho họ nên làm gì và không nên làm gì, những ưu điểm và nhược điểm của các phương án được đưa ra để người bị tình nghi có thể đưa ra kế hoạch phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách hợp pháp.
Ngoài ra, không chỉ người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố cảm thấy an tâm mà người thân của họ cũng cảm thấy “có chỗ dựa vứng chắc” trong quá trình tham gia tố tụng. Khi không mời Luật sư, họ sẽ nghĩ đến việc “chạy án”, điều này không chỉ khiến họ phải chi một khoản tiền lớn mà còn có thể thêm tội. Dựa trên nguyên tắc “suy đoan vô tội” thì trước khi bản án kết tội Tòa án có hiệu lực thì người bị buộc tội không có tội, cho nên trong giai đoạn điều tra vẫn chưa thể xác định họ có tội hay không. Vì vậy, nếu họ có hành vi vi phạm xóa bỏ dấu vết, hủy hoại tài liệu chứng cứ,… Điều này càng gây bất lợi cho người bị tình nghi trong quá trình tham gia tố tụng, không những “tiền mất” mà còn “tật mang”, vậy nên cần có sự tư vấn của Luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Thứ hai, người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh. Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc có quyền những không buộc phải
chứng minh mình vô tội. Tuy nhiên, có những trường hợp, người bị tình nghi cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi bị triệu tập nên đã đưa ra tràn lan những chứng cứ để chứng minh mình vô tội. Điều này dễ bị rơi vào “bẫy” của cơ quan điều tra và đưa họ vào thế bất lợi khi không có sự tư vấn của Luật sư. Trong giai đoạn này, họ có quyền không phải khai ra những điều gây bất lợi cho mình, việc chứng minh phạm tội thuộc về cơ quan điều tra. Khi có Luật sư tư vấn họ sẽ hiểu hơn về quyền của bản thân để từ đó đưa ra những lời khai, chứng cứ phù hợp, hợp pháp có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Thứ ba, bảo vệ người bị hại. Người bị hại cũng có thể bị triệu theo quyết định triệu tập của Cơ quan điều tra. Họ cũng có quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên, người bị hại khi có thiệt hại về tinh thần, tài sản, thể chất sẽ có những cảm xúc tiêu cực nên trong quá trình lấy lời khai đã đưa ra những lời khai bất lợi cho mình. Khi người bị hại mời Luật sư tư vấn không những có thể tạo cho bản thân cảm giác an tâm mà đưa ra những lời khi phù hợp có lợi cho bị hại. Hơn thế nữa, nhiều người bị hại không biết rõ về hậu quả của hành vi đã xảy ra, điển hình như vụ việc bé gái 13 tuổi mang thai, gia đình của bé gái chỉ nghĩ đến mặt tình cảm của hai đứa bé và danh dự của gia đình. Họ không biết rằng hành vi trên là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12-20 năm. Vậy nên, để bảo vệ người bị hại thì nên có sự tham gia của Luật sư để họ đưa ra lời tư vấn, các phương án giải quyết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị hại.
Vậy nên, khi người bị tình nghi, người bị tiệu tập nên mời Luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân để tránh những trường hợp dẫn những bất lợi không đáng có cho mình.
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi
Người viết: Lê Thị Lan Anh
SĐT: 0369731005
Gmail: lananh230501@gmail.com