Mỗi luật sư đến với nghề là vì cái duyên, cái nghiệp nhưng có lẽ để sống được bằng nghề, phát triển và thành công với nghề luật sư thì yêu cầu ngày càng khắt khe hơn, cạnh tranh hơn. Với công nghệ thời 4.0, mỗi người dân đã hiểu biết pháp luật hơn, để tra cứu thông tin văn bản áp dụng luật tương đối thuận lợi, do vậy có những người dân đã hiểu biết pháp luật cũng có thể tự mình bảo vệ bảo chữa cho mình nhưng họ vẫn cần luật sư với tư cách là người hành nghề bảo vệ pháp luật, bảo vệ một cách chuyên nghiệp hơn. Và cũng có những người dân chưa hiểu biết pháp luật họ cần luật sư tư vấn, bảo vệ, bào chữa củng cố cả về mặt tinh thần và pháp luật cho họ. Sự cạnh tranh khốc liệt từ nghề luật sư còn do hiện nay, hàng năm số lượng luật sư được bổ sung rất nhiều từ nhiều nguồn, từ nguồn sinh viên Luật các trường Đại học được đào tạo đúng quy trình, đến đội ngũ Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, Chánh án nghỉ hưu, chuyển ngành sang làm nghề Luật sư.
Nghề Luật sư là nghề khó, như một bác sỹ phải khám ra bệnh, sau đó mới chữa được bệnh nên cần phải có cả trình độ, kinh nghiệm và trải nghiệm, phải có khả năng viết, nói, khả năng hùng biện và thuyết phục, phải đối mặt với mặt trái của nghề, mặt trái của xã hội tiếp xúc với nhiều vụ việc, nhiều hoàn cảnh éo le, và khi họ đã nhờ đến luật sư thì họ đã cùng đường cuối hẻm, bị dồn vào chân tường, có hoàn cảnh suy kiệt kinh tế, sức khỏe, tinh thần.. Do vậy nếu không có tình yêu nghề, đam mê với nghề, sự cam đảm đối diện với những khó khăn vất vả của nghề, thì khó hoàn thành sứ mệnh của nghề luật mà khách hàng giao phó.
Có lẽ, sứ mệnh của mỗi Luật sư đó chính là mang trí tuệ, trình độ, đạo đức và sự tử tế của mình để phục phụ người dân, người yếu thế, phải xác định như thế thì Luật sư mới có thể vượt qua được tất cả những cám giỗ mà nghề nghiệp luật sư mang đến. Trong quá trình học nghiệp vụ về nghề Luật nhất là khi học đạo đức nghề nghiệp, những luật sư tương lai vẫn được nghe đến thông điệp “Nghề luật sư là nghề cao quý”. Đúng là nó cao quý thật vì mang trách nhiệm lớn lao trong việc bảo vệ thân chủ, bảo vệ người yếu thế, bảo vệ công bằng, công lý, góp phần xây dựng xã hội công bằng phát triển. Nhưng nếu luật sư không có đạo đức, trí tuệ, nhận tiền của thân chủ không giúp gì được cho khách hàng, không những thế có luật sư còn không thực hiện theo đúng Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề luật sư quy định, có luật sư biết rõ “không được cho người tập sự do mình hướng dẫn tập sự” nhận ủy quyền tham gia vụ việc nhưng vẫn làm, có luật sư nhận tiền không có phiếu thu, không làm gì cho khách hàng, lại dùng lý lẽ “tôi có nhận tiền đâu, chứng cứ đâu”, hau có luật sư còn tranh giành khách hàng, nói xấu đồng nghiệp, nói xấu chế độ vân vân, những luật sư như thế bán rẻ uy tín, danh dự của mình thì tuổi nghề cũng sẽ rất ngắn, không những làm hoen hình ảnh cá nhân của mình mà còn ảnh hưởng xấu đến cả nghề luật sư thì thử hỏi “nghề luật có còn cao quý nữa hay không”. Do vậy Nghề luật sư chỉ thực sự cao quý khi người luật sư có tâm, có tầm, có trí tuệ và đạo đức nghề nghiệp.
(Đôi điều tâm tư về nghề luật sư của người luật sư trẻ Trần Thị Hiền – Văn phòng luật sư Đồng Đội)
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội