Bấy lâu nay ta vẫn thường nhầm lẫn hai khái niệm “thừa kế” và “thừa hưởng” bởi vì nó đều là việc người sau được “hưởng” từ người trước, đều là lợi ích mà mình nhận được khi kết thúc một vụ việc. Tuy nhiên trên thực tế, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
Thừa kế được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản. Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trong đó, thừa kế theo di chúc là sự chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015). Còn thừa kế theo pháp luật là thừa kế được chia theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).
Thừa kế theo di chúc thì không cần bàn cãi, vì lúc đó gia đình tự “chia” với nhau theo như bản di chúc đã được lập từ trước khi người mất. Còn đối với việc thừa kế không có di chúc thì thừa kế được tiến hành theo pháp luật, lúc đó việc xác định hàng thừa kế quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế và những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản không được định đoạt trong di chúc; Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Cùng với thừa kế, ta có khái niệm thừa hưởng. Thừa hưởng là Hưởng của người khác (thường là người trước) để lại. Nhưng thừa hưởng chỉ được thừa nhận trong ngành ngôn ngữ học cụ thể là ở Từ điển Tiếng Việt 2008 của Trung tâm Từ điển học. Còn trong khoa học pháp lý từ “Thừa hưởng” không tồn tại, nó chỉ là một thuật ngữ chỉ nội hàm của khái niệm nói về thuật ngữ “Thừa tự” và “Thừa tự” chính là thuật ngữ thường được sử dụng rộng rãi trong khoa học pháp lý, cụ thể là ở Từ điển Luật học 2006 của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp công nhận. Vì vậy mà “Thừa tự” là thừa hưởng tài sản của cha ông để lại và nhận trách nhiệm lo việc thờ cúng của dòng họ, tổ tiên theo lệ xưa. Người con mà theo tục lệ cũ được hưởng tài sản của cha ông để lại và lo việc thờ cúng dòng họ, tổ tiên gọi là người con thừa tự. Thừa tự là việc kế thừa công việc thờ cúng về mặt tâm linh và chỉ mang ý nghĩa tinh thần đối với lớp người trước. Có thể nói thừa hưởng là phạm trù nằm trong khái niệm của thừa tự. Đó có thể là thừa hưởng về vật chất là gia tài, tài sản…cũng có thể thừa hưởng về mặt tinh thần là nối nghiệp, là lưu giữ những cái có trước của ông cha để lại cho đời sau tiếp tục phát huy và phát triển. Giống với thừa kế, đều là “kế thừa” của người trước để lại, thừa hưởng có thể là lời nói, cũng có thể văn bản hay là hình thức để lại của người trước cho người sau, nhưng thừa hưởng có không có sự can thiệp của pháp luật vì không được quy định trong luật và nó chỉ là một từ ngữ thể hiện những gì mà người sau nhận được của người trước.
Còn về thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản. Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản, trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác. Những người có quyền nhận di sản cố thể nhận hoặc không nhận di sản (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Thừa hưởng dựa trên tinh thần chính vì vậy sẽ không đảm bảo được lợi ích cho các thành viên trong gia đình và trách nhiệm của họ đối với người còn sống, từ đó dễ dẫn tới những bất đồng mà sẽ không có sự can thiệp của pháp luật giải quyết.
Như vậy, có thể nói rằng “thừa kế” và “thừa hưởng” vừa có điểm giống và vừa có điểm khác. Và thừa hưởng là một “ngôn từ” nằm trong khái niệm thừa tự.
Người viết: Nguyễn Phương Hoa – Thực tập sinh tại VPLS Đồng Đội
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội