Trong quá trình đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế – xã hội của đất nước. Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp với quy mô lớn, nhỏ được thành lập, nhưng cũng đồng nghĩa với việc rủi ro trong quá trình hoạt động và phát triển của những doanh nghiệp đó cũng tăng theo.
Một doanh nghiệp ngay từ khi hình thành, nếu mong muốn tìm kiếm lợi nhuận, tồn tại bền vững, gây dựng thành công thương hiệu rất cần có sự tham gia của luật sư. Đây là người đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, giúp tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật như tổ chức, quản lý, điều hành, hợp đồng, nhân sự, thuế, đại diện giải quyết tranh chấp…
Thực tế cũng cho thấy, một nền kinh tế càng phát triển, vai trò của luật sư càng quan trọng hơn bao giờ hết và nhu cầu được hỗ trợ pháp lý, thuê luật sư của người dân cũng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp. Những bài toán kinh doanh của doanh nghiệp luôn cần những ý kiến tư vấn của luật sư để bảo đảm tính hợp pháp, hiệu quả và an toàn; bên cạnh đó, luật sư có thể tư vấn, đại diện để giải quyết khi xảy ra tranh chấp. Nếu thiếu hiểu biết pháp luật hoặc hành xử theo ý chí chủ quan, cảm tính, rất dễ dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp vi phạm pháp luật, không chỉ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp mà đôi khi không thể cứu vãn được rủi ro đối với người và tài sản. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần có sự trợ giúp về mặt pháp lý thường xuyên của luật sư nội bộ hoặc các công ty luật/văn phòng luật sư để bảo đảm kinh doanh đúng pháp luật và giải quyết những vấn đề pháp lý nảy sinh được nhanh chóng, tiện lợi.
Trong con đường gây dựng cơ nghiệp, không ít doanh nhân đã vướng những sai lầm, kiến cho hoạt động kinh doanh lao dốc, nhiều “ông lớn” của tập đoàn vướng lao lý dẫn đến sự sụp đổ, phá sản của cả một cơ ngơi đã dày công xây dựng. Có thể kể đến những cái tên như: ông Trần Quí Thanh (Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát); ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC); ông Nguyễn Đức Kiên (nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB); ông Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh),… Trong đó, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc những “ông lớn” khó cân bằng, duy trì được cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động quản lý, điều hành trong doanh nghiệp; hoặc họ chỉ giỏi trong lĩnh vực chuyên môn mà ít có hiểu biết pháp luật sâu rộng. Trong khi đó để điều hành được cả một công ty, tập đoàn, đòi hỏi người lãnh đạo phải vừa phải có tài, có năng lực quản lý, vừa phải nắm bắt được các quy định của pháp luật để đưa ra các quyết sách hợp lý và không trái với quy định pháp luật.
Chính vì những lý do đó, một luật sư “đồng hành” cùng hoạt động của doanh nghiệp là một điều hết sức cần thiết. Bởi lẽ, những tư vấn của luật sư sẽ là những ý kiến khách quan, công bằng, mang tính phản biện cao, vừa bảo đảm sự phát triển bền vững, vừa bảo đảm an toàn, tránh các rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện tăng cường tính cạnh tranh, sự phát triển của doanh nghiệp không chỉ đối với thị trường trong nước mà còn vươn xa trên thế giới.
Có thể kể đến một số lý do mà các doanh nghiệp cần có luật sư tư vấn như sau:
Một là, luật sư là những người am hiểu pháp luật và có kinh nghiệm xử lý các tình huống nhanh chóng khi doanh nghiệp cần, đảm bảo tính hợp pháp và quyền lợi cho doanh nghiệp. Luật sư là người tham vấn cho doanh nghiệp ngay từ khâu soạn thảo, thẩm định hợp đồng, đảm bảo tính pháp lý của các văn bản giao dịch, đưa ra các tư vấn hợp lý cho từng bộ phận trong doanh nghiệp, cảnh báo rủi ro có thể xảy ra và phương án chủ động phòng tránh và khắc phục.
Hai là, luật sư hoạt động theo giấy phép hành nghề, hoạt động trong các tổ chức hành nghề luật sư và chịu sự kiểm tra, giám sát của các tổ chức hành nghề luật sư, Đoàn luật sư và cả Liên đoàn luật sư. Chính vì vậy, trách nhiệm pháp lý và tư cách luật sư tại doanh nghiệp được đảm bảo. Doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý với các công ty, văn phòng luật và yêu cầu đích danh các luật sư tham gia tư vấn trong từng lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp.
Ba là, tính bảo mật của doanh nghiệp luôn được đảm bảo khi doanh nghiệp sử dụng luật sư. Hiện nay, lộ bí mật kinh doanh, công nghệ của doanh nghiệp đang là vấn đề đáng báo động. Nguyên nhân chính là chủ doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc bảo mật. Để làm tốt điều này, luật sư của doanh nghiệp sẽ tham vấn và đưa ra các cách thức hợp lý, hợp pháp để bảo vệ thông tin của doanh nghiệp.
Theo đó, các hoạt động chính mà công ty luật/văn phòng luật cung cấp cho các doanh nghiệp là:
– Tư vấn pháp luật thường xuyên cho các doanh nghiệp: Là việc ký kết hợp đồng tư vấn thường xuyên, lâu dài cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Luật sư tư vấn là những người vững vàng về chuyên môn và có kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt là kinh nghiệm trên thương trường. Cơ chế làm việc linh hoạt của luật sư sẽ luôn bảo đảm sự an toàn, thuận lợi và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
– Hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp mới thành lập. Có thể nói, khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh, gia nhập thị trường, doanh nghiệp luôn gặp nhiều khó khăn về pháp lý cũng như các thủ tục ban đầu mà không thể tự mình giải quyết. Do vậy, có luật sư hỗ trợ, tư vấn là rất cần thiết và quan trọng cho các doanh nghiệp. Hoạt động này cung cấp các dịch vụ như: tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp, tiến hành các thủ tục thành lập doanh nghiệp, cơ cấu lại doanh nghiệp; mua bán doanh nghiệp, chuyển nhượng cổ phần; sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; tư vấn về quản lý nhân sự, quản lý theo pháp luật về tài chính, thuế, sở hữu trí tuệ; hỗ trợ xác lập giao dịch về hợp đồng đầu tư, mua bán, vay vốn, thế chấp, chuyển nhượng vốn; xây dựng các quy chế hoạt động cho doanh nghiệp, soạn thảo các biểu mẫu giấy tờ giao dịch chuẩn mực…
– Đại diện ngoài tố tụng. Trong quá trình hoạt động và sản xuất, kinh doanh, việc đàm phán với đối tác, giao kết hợp đồng, xử lý các vấn đề tranh chấp phát sinh ngoài tố tụng hay kể cả khi doanh nghiệp cần làm việc với cơ quan công an, tòa án, thuế, hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác là những công việc rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng có thời gian, điều kiện để trực tiếp thực hiện những công việc này. Trong những trường hợp đó, luật sư sẽ là người đại diện cho doanh nghiệp để thực hiện các công việc này.
– Tìm kiếm đối tác, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại đầu tư: Qua quá trình tư vấn pháp luật, luật sư sẽ gây dựng được những mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp và có được những kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết về thị trường, do đó, luật sư sẽ là những địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các đối tác kinh doanh trong nhiều lĩnh vực.
– Tư vấn pháp luật tài chính – ngân hàng: Hoạt động này giúp cho doanh nghiệp có được tình hình tài chính lành mạnh, sử dụng đồng vốn hiệu quả, hạch toán, kế toán đúng chế độ. Luật sư sẽ giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro bị phạt thuế, truy thu thuế – một rủi ro tiềm tàng khi thực hiện chế độ tự kê khai, tự nộp thuế. Mặt khác, luật sư còn giúp doanh nghiệp xây dựng phương án kinh doanh, vay vốn ngân hàng hoặc huy động vốn từ các nhà tài trợ khác.
– Tư vấn pháp luật về hợp đồng: Khi có sự tham gia của luật sư, những hợp đồng mà doanh nghiệp tham gia ký kết sẽ bảo đảm được tính hợp pháp cũng như phù hợp với tập quán thương mại; chặt chẽ và đầy đủ. Đồng thời sẽ giảm thiểu ở mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra do những quy định lỏng lẻo trong hợp đồng; những cam kết, thoả thuận bị vô hiệu do trái pháp luật…
– Hỗ trợ doanh nghiệp tránh nợ xấu, thu hồi nợ tồn đọng: Các khoản nợ khó đòi là gánh nặng tài chính của doanh nghiệp. Luật sư sẽ giúp doanh nghiệp ngay từ khâu đầu tiên như thẩm định năng lực đối tác, đàm phán đến ký kết hợp đồng, giám sát việc thực hiện hợp đồng để giảm thiểu tối đa những khoản nợ xấu. Bên cạnh đó, có nhiều khoản nợ bản thân doanh nghiệp không thể tự đòi được, vì vậy, sự tham gia của luật sư trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thu hồi nợ tồn đọng là cần thiết. Bằng hiểu biết pháp luật và kỹ năng giao tiếp khéo léo, hài hoà, luật sư sẽ tạo ra nhiều cơ hội thành công hơn cho việc thu hồi những khoản nợ khó đòi.
– Tham gia tranh tụng và hòa giải: Trong quá trình kinh doanh, có thể tới một thời điểm nào đó, doanh nghiệp sẽ gặp các tranh chấp về hợp đồng với các đối tác hay thậm chí cần khiếu nại đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật… Trong những tình huống đó, doanh nghiệp cần hơn bao giờ hết sự tư vấn từ phía những người am hiểu pháp luật và được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm giải quyết vụ việc để tham gia việc hòa giải hay tranh tụng tại tòa án/trọng tài thương mại. Tùy từng trường hợp cụ thể mà luật sư sẽ tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn được phương án giải quyết tranh chấp đơn giản, ít thua thiệt và mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luật sư còn có thể là đầu mối giúp doanh nghiệp sử dụng những dịch vụ như: thẩm định giá, bán đấu giá, kiểm toán, các dịch vụ trong hợp tác quốc tế…
Văn phòng luật sư Đồng Đội với 12 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của luật sư Trần Xuân Tiền – Trưởng Văn phòng (nguyên là sỹ quan quân đội, kiểm sát viên, Thủ trưởng Cơ quan THADS, trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên phòng công chứng nhà nước) đã gặt hái được rất nhiều thành công và tạo dựng uy tín trong nhiều lĩnh vực.
Với những kinh nghiệm và quan hệ trong các lĩnh vực kiểm sát, Thi hành án dân sự, trợ giúp pháp lý, có khả năng thương lượng, hoà giải các tranh chấp đất đai, bồi thường ngoài hợp đồng, thu nợ quá hạn cho doanh nghiệp và cá nhân, luật sư Trần Xuân Tiền đã lãnh đạo và dẫn dắt Văn phòng luật sư Đồng Đội ngày càng phát triển và có những bước tiến mạnh mẽ. Những thành công trên là kết quả của quá trình nỗ lực làm việc, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, sự chuyên nghiệp của đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý tại Văn phòng luật sư Đồng Đội, đặc biệt là luôn quan tâm và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu: ”Khách hàng là người thân!”.
Với phương châm không ngừng mở rộng và phát triển các dịch vụ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp, hỗ trợ phục hồi sau đại dịch Covid-19, Văn phòng luật sư Đồng Đội luôn là địa chỉ tin cậy và sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn, đảm bảo quá trình hoạt động và sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển bền vững. Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, Quý khách vui lòng liên hệ Văn phòng Luật sư Đồng Đội theo số điện thoại: 0936 026 559 để nhận được sự hỗ trợ từ các luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý của Văn phòng.
Trân trọng cảm ơn!
Người viết: Lương Lệ Mai – CVPL tại Văn phòng luật sư Đồng Đội
Tham vấn: Luật sư Trần Xuân Tiền
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi