Thực tế hiện nay rất nhiều trường hợp luật sư bị bị can, bị cáo từ chối bào chữa, ví dụ như vụ việc bà Phương Hằng đã từ chối 08 luật sư, được biết đây là những luật sư do gia đình bà Hằng mời kể từ khi bà Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam. Vậy, quyền từ chối luật sư của bị can, bị cáo được quy định như thế nào?
Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây!
-
Người có quyền mời và từ chối người bào chữa
1.1 Người có quyền mời người bào chữa
Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. gồm: luật sư; người đại diện của người bị buộc tội; bào chữa viên nhân dân, trợ giúp pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý, căn cứ tại khoản 2 Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Căn cứ tại Điều 16 Bộ luật tố tụng 2015, người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. đây là quyền lợi hợp pháp của bị can, bị cáo và cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn hoặc có thể được chỉ định trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật này.
1.2. Người có quyền từ chối người bào chữa
Theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, người có quyền từ chối người bào chữa bao gồm: người bị buộc tội, người dại diện của người bị buộc tội, người thân thích của người bị buộc tội.
Và mọi người trường hợp từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của bị can, bị cáo và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp người bị can, bị cáo có ngược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược diểm về tâm thần hoặc người dưới 18 tuổi.
Từ những quy định trên có thể thấy, việc mời luật sư bào chữa hoặc từ chối luật sư bào chữa đều phụ thuộc vào ý chí của người bị buộc tội. Trường hợp bị can, bị cáo trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp bị can, bị cáo để xác nhận việc từ chối theo quy định tại khoản 2 Điều 77 Bộ luật hình sự 2015. Bên cạnh đó, trong trường hợp chỉ định người bào chữa mà người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ cũng có quyền từ chối người bào chữa, trường hợp này thì cơ quan tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối ngườ nào chữa và chấm dứt việc chỉ định người bào chữa, căn cứ tại khoản 3 Điều 77 Bộ luật này.
-
Tại sao bị can, bị cáo lại từ chối người bào chữa?
Thứ nhất, theo quy định nêu trên có thể thấy, các chủ thể có quyền mời người bào chữa cho bị can, bị cáo là rất rộng bao gồm: người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ người đại diện hoặc người thân thích của họ. Hơn nữa, việc để người thân thích có quyền mời luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo là rất hợp lý bời lẽ, không phải lúc nào bị can, bị cáo cũng hiểu hết những quyền của mình trong việc mời luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự, cũng như đảm bảo nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, khi bị bắt tạm gian, tạm giữ thì họ không thể trao đổi trực tiếp với chủ thể nêu trên nên dẫn đến người bào chữa được mời không đáp ứng được mong muốn nguyện vọng của bị can, bị cáo nên họ đã từ chối. Trong trường hợp này, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào hữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Quy định này nhằm bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, ngăn ngừa tình trạng người bị buộc tội từ chối người bào chữa mà không phải do ý muốn của mình. Có nhiều trường hợp, sau khi người bị buộc tội được gặp được Điều tra viên và người bào chữa do người thân thích của họ nhờ, qua trao đổi, giải thích các quy định về pháp luật về vai trò của người bào chữa khi tham gia vào quá trình tố tụng, họ thay đổi việc từ chối và vẫn có quyền tiếp tục có nguyện vọng nhờ người bào chữa.
Thứ hai, theo quy định tố tụng hình sự, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa cho mình mà không cần mời người bào chữa. Trong trường hợp, họ nhận thấy họ có thể tự bào chữa cho mình thì họ sẽ từ chối người bào chữa. Quyền tự bào chữa là quyền năng tố tụng đặc thù của bị can, bị cáo được pháp luật ghi nhận và bảo đảm cho phép bị can, bị cáo tự thực hiện các hành vi tố tụng và quyền tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của họ trước các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Tự bào chữa là một trong những hình thức thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo và là nội dung quan trọng của quyền bào chữa trong tố tụng hình sự. Pháp luật cho phép bị can, bị cáo được tự mình thực hiện các hành vi tố tụng như đưa ra chứng cứ và những yêu cầu có lợi cho mình khi tham gia tố tụng mà không nhất thiết phải có sự tham gia của người bào chữa.
Thứ 3, thực tế cho thấy khi có luật sư bào chữa bị can, bị cáo sẽ có chỗ dựa tinh thần quan trọng và luật sư cũng chính là sợi dây liên lạc giữa họ và gia đình trong thời gian họ bị giam giữ để điều tra. Vì thế, việc từ chối luật sư của bị can, bị cáo không khác gì “người chết đuối” vứt bỏ chiếc “phao cứu sinh” duy nhất của mình. Vậy nên rất khó để đưa ra nhận định rằng, việc từ chối luật sư trong giai đoạn điều tra của các bị can, bị cáo là chuyện bình thường, nhất là khi liên quan đến những vụ án có dấu hiệu oan sai
Theo quy định pháp luật, khi luật sư có thể tham gia vào vụ án hình sự từ giai đoạn điều tra (căn cứ tại Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 2015) và một số cơ quan điều tra ngại tiếp xúc với luật sư. Vậy nên, khó có thể loại trừ trường hợp điều tra viên đã có tác động đến bị can, bị cáo khiến họ từ chối luật sư bào chữa.
Mặt khác, theo quy định đã nêu ở trên về trường hợp bị can, bị cáo từ chối luật sư bào chữa do thân thích mời tại giai đoạn điều tra thì Điều tra viên phải cùng người bào hữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối. Tuy nhiên, việc từ chối xuất phát từ ý chí của bị can bị cáo nên khó có thể nhận biết được rằng họ có đã bị Điều tra viên tác động, thuyết phục, đe dọa hay không.
Trên thực tế có nhiều vụ án bị can, bị cáo họ rất cần luật sư nhưng trong điều kiện bị tạm giam, họ đã nhận được những thông tin không chính xác về vai trò của luật sư nên họ đã từ chối luật sư bào chữa với lý do: việc có luật sư là không cần thiết, tôi có thể tự bào chữa, việc thuê luật sư sẽ tốn kém, tự thấy tội trạng đã rõ… Nói tóm lại, họ đã có những nhận định sai lệch về luật sư bào chữa, có thể đã bị tác động tâm lý từ phía điều tra viên chứ bản thân họ không muốn từ chối luật sư. Vì lý do như vậy mà nhiều trường hợp án oan sai đã xảy ra trên thực tế, khiến quyền lợi hợp pháp của họ bị xâm phạm nghiêm trọng.
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi
Người viết: Lê Thị Lan Anh – CVPL tại VPLS Đồng Đội