Cùng với dòng chảy đó, nghề luật sư và người luật sư đã cùng đồng hành nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng gặp không ít gian nan, thử thách, thậm chí còn hiểm nguy, nghề chở đạo đầy truân chuyên.
Trong năm vừa qua, Văn phòng luật sư Đồng Đội là một trong những tổ chức hành nghề luật sư thuộc Đoàn luật sư TP. Hà Nội đã tham gia giải quyết nhiều vấn đề pháp lý phức tạp, vượt qua những khó khăn, thử thách: đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho những người phải thi hành án trong nhiều năm; có những vụ việc trả hồ sơ đi, trả hồ sơ lại; có vụ án chuyển tội danh; có những vụ đã 07 năm vẫn chưa thể thi hành án; trợ giúp pháp lý miễn phí, tích cực trả lời báo chí, truyền thông, viết nhiều bài viết về chuyên môn có chất lượng,…hay có những lúc quan điểm giữa luật sư và khách hàng mẫu thuẫn nhau. Nhưng vượt lên trên tất cả, bằng sự yêu nghề, chăm chỉ, nỗ lực, đồng cảm, làm việc bằng cái Tâm của tập thể lãnh đạo, luật sư, chuyên viên của Văn phòng luật sư Đồng Đội đã và đang giải quyết một cách nhanh chóng, có hiệu quả nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Có thể nói, năm 2023 là năm Văn phòng luật sư Đồng Đội để lại nhiều dấu ấn quan trọng, nổi bật nhất là trong lĩnh vực HÌNH SỰ.
Vụ 1: Tham gia bào chữa cho bị cáo L – nguyên phó hiệu trưởng của một trường cấp 2 DTNT tại tỉnh H bị VKSND tỉnh H truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Năm 2019, do có mối quan hệ quen biết với chị T – giáo viên tại một trường cấp 3 DTNT, chị L đã được chị T cho vay tiền với hình thức cho vay cắt lãi trước 02 đợt: đợt 1 từ năm 2019 đến năm 2021, số tiền mượn là 3 tỷ đồng, đợt 2: 22/09/2021 đến 22/11/2021, số tiền mượn là 4 tỷ đồng. Việc vay mượn giữa 2 bên đều được thể hiện đầy đủ qua giấy mượn tiền, tin nhắn zalo và các lệnh chuyển tiền.
Đối với khoản vay các đợt T sẽ chia nhỏ và cho vay, mỗi lần chuyển tiền sẽ cắt lãi trước để không để lại dấu vết của việc cho vay lãi nặng. Ví dụ, đối với khoản vay 04 tỷ đồng, T chia ra thành 5 lần vay được ghi rõ ràng vào giấy mượn tiền: Lần 1 ghi vay 1 tỷ, T chỉ chuyển cho L 850 triệu, lần 2 ghi vay 1 tỷ T chuyển cho L 800 triệu, lần 3 ghi vay 500 triệu, T chuyển cho L 370 triệu, lần 4 vay ghi 500 triệu, T chỉ chuyển cho L 430 triệu, lần 5 ghi vay 1 tỷ nhưng T chỉ chuyển 800 triệu. Như vậy, có thể thấy T cho L vay tiền với lãi suất từ 84% – 120%/năm.
Do phải trả lãi cao trong một thời gian dài, dẫn đến L mất khả năng chi trả, nhận thấy điều đó, L đã chủ động nói chuyện và thỏa thuận giãn thời gian trả nợ, đề xuất mức trả nợ hàng tháng cho L nhưng T đã gây sức ép, đe dọa gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của chồng, con L.
Đỉnh điểm của vụ việc khi T đã cho người đến nhà gây rối, đập cửa phòng đe dọa L lấy tiền trả nợ, trước thái độ hung hăng của nhóm T, L đã gọi công an huyện đến giải quyết và dẫn giải nhóm của về trụ sở công an làm việc. Sau đó, T đã bị công an huyện N áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh và bị khám xét tại nhà.
Tuy nhiên, một thời gian sau T đã gửi đơn tố giác tội phạm đối L về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau khi nhận thấy vai trò quan trọng của Luật sư trong vụ án hình sự, L đã gặp chồng và trao đổi chồng phải liên hệ và nhờ Luật sư Trần Xuân Tiền – Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội.
Vì vậy, khi nhận được đơn mời Luật sư, VPLS Đồng Đội đã nhanh chóng hoàn thiện thủ tục Luật sư, phân tích rõ vấn đề về tội danh, xác định số tiền L nhận và đã trả cho T, đồng thời kiến nghị về hành vi có dấu hiệu cho vay lãi nặng và cướp tài sản của L.
Mặc dù, VPLS Đồng Đội đã kiến nghị và tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Luật sư Trần Xuân Tiền đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung nhưng Hội đồng xét xử không chấp nhận và đã tuyên L 12 năm tù.
Sau đó, L đã kháng cáo và tại phiên tòa phúc thẩm ngày 30/1, HĐXX nhận thấy số tiền vay và trả của bị cáo, bị hại chưa thống nhất; việc chia các khoản vay và trả thành 2 giai đoạn để giải quyết là không đúng, vì cần xem xét một cách xuyên suốt để làm rõ vụ việc.
Vì vậy, HĐXX tuyên chấp nhận kháng cáo của bị cáo, hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Có thể thấy rằng Hội đồng xét xử đã cân nhắc, xem xét các nội dung kiến nghị của Văn phòng Luật sư Đồng Đội ở giai đoạn sơ thẩm và ý kiến của L trong phiên tòa để ra quyết định này.
Vụ 2: Bị can N bị truy tố về tội Giết người nhưng sau đó đã được chuyển tội danh sang tội cố ý gây thương tích.
Vào tối tháng 12/2021, N trên đường đi về nhà phát hiện một chiếc xe ô tô đậu vào chỗ để xe của mình nên đã nhắc nhở chủ của chiếc ô tô này di chuyển đi chỗ khác. Tuy nhiên, do đã có hơi men trong người nên người này cố tình chửi bới, thách thức, không chỉ chửi N mà còn dùng những từ ngữ thiếu chuẩn mực để xúc phạm bố của N. Để xảy ra ẩu đả giữa hai bên, N đã bỏ mặc những lời chửi rủa để vào nhà, tuy nhiên, được nước lấn tới, người đàn ông và vợ con càng chửi càng hăng, dùng gạch đá ném vào nhà N.
Chính những hành vi ngang ngược này dẫn tới N không giữ được bình tĩnh, cầm dao ra để dọa nhưng người đàn ông này vẫn tiếp tục khiêu khích, không làm chủ được bản thân nên N đã vung tay ra chém loạn xạ. Lúc này con trai của người đàn ông chạy đến ôm ngang hông của N và con dao vô tình đã gây thương tích vào vùng đầu của cháu bé. Sau khi cháu bé bị thương N rất hoảng sợ nhưng sau đó đã nhờ bố và vợ đưa cháu bé đi cấp cứu còn bản thân thì đến tự thú tại cơ quan điều tra.
Ban đầu N bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích, bị áp dụng biện pháp tạm giam sau đó được tại ngoại. Tuy nhiên đến tháng 7/2023, cơ quan tố tụng họp và thống nhất chuyển tội danh của N từ cố ý gây thương tích sang tội giết người và bị bắt tạm giam sau đó.
Ngay sau khi nhận được thông tin này, bố của N đã liên hệ và nhờ VPLS Đồng Đội tham gia bào chữa cho N. Nhận thấy tính cấp bách của vụ việc Luật sư Trần Xuân Tiền đã chỉ đạo các Luật sư và chuyên viên pháp lý nhanh chóng hoàn thiện thủ tục Luật sư, nghiên cứu hồ sơ và soạn công văn kiến nghị của văn phòng đề nghị thay đổi tội danh đối với N. Đồng thời, Luật sư Trần Xuân Tiền và các Luật sư của Văn phòng đã vào trại tạm giam, thăm gặp và động viên N.
Sau một thời gian không ngừng nỗ lực gửi kiến nghị đến các cơ quan tố tụng, tháng 1 năm 2024, N đã được thay đổi tội danh từ “Giết người” sang tội “Cố ý gây thương tích” và được thay đổi biện pháp ngăn chặn vào ngày 26/1/2024.
Vụ 3: Trần S bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Trần S là chủ một doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh S. Năm 2011, S nói với T là mình có khả năng xin được việc cho những ai có nhu cầu xin vào ngành Giáo dục và Công an. Đầu năm 2012, T nói với T1 và H về việc T có mối quan hệ có thể xin được việc cho con nuôi của T2 và cháu của H.
Sau đó, T đã nói chuyện lại với S, S đồng ý và thống nhất với T số tiền xin việc cho con nuôi của T1 là 110 triệu, cháu của H là 800 triệu, đồng thời chuyển trước 300 triệu, khi nào có quyền định nhận công tác thì đưa nốt số tiền còn lại. Từ tháng 1/2012 đến 1/2013, T chuyển cho S tổng số tiền là 580 triệu (3 lần đưa tiền đều có giấy biên nhận).
Đến cuối năm 2013, không nhận được quyết định đi làm, T đã bỏ tiền cá nhân ra trả cho T1 và H. Sau đó, S đã trả cho T số tiền hơn 170 triệu đồng.
Do ảnh hưởng bởi dịch Covid, nên S chưa có tiền trả tiếp cho T nên đã khất nợ và xin trả lại. Tuy nhiên, do thời gian quá lâu nên ngày 17/03/2022, T đã có đơn trình báo tại Công an tỉnh, sau đó S bị truy cứu về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 174 Bộ luật hình sự.
Văn phòng Luật sư Đồng Đội tham gia bào chữa cho S khi vụ việc đã đưa ra xét xử lần 1 nhưng đã bị hoãn. Ngay sau đó, VPLS Đồng Đội đã cử Luật sư tiến hành sao chụp hồ sơ và chuẩn bị luận cứ bào chữa cho bị cáo.
Bên cạnh đó, Luật sư cũng thuyết phục gia đình bị cáo S khắc phục số tiền còn lại cho bị hại.
Tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại TAND tỉnh S, bằng lý lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ, Luật sư của Văn phòng Luật sư Đồng Đội đã thuyết phục hội đồng xét xử xem xét để đưa ra bản án hợp tình hợp lý đối với S.
Vì vậy, bị cáo S đã bị tuyên 3 năm tù theo quy định tại khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự.
Vụ 4: Bào chữa cho Đ trong vụ án Cưỡng đoạt tài sản
H và Đ có mối quan hệ quen biết với nhau qua nhóm Facebook có tên “ Giao thông P”, “ Luật giao thông” . Ngày 18/06/2022, Đ đã sử dụng tài khoản Zalo gửi hình ảnh anh H1 có 4 tờ tiền, mỗi tờ mệnh giá là 500.000 đồng đến tài khoản của H để hỏi H có biết người trong hình là ai không và thỏa thuận với H là sử dụng hình ảnh cảnh sát giao thông để uy hiếp, yêu cầu đưa tiền.
Sau khi xem hình ảnh H xác định đây là anh H1 – cán bộ CSGT thuộc Công an thành phố A và H đã hỏi lại Đ yêu cầu bao nhiêu tiền thì Đ trả lời là 100 triệu.
Mặc dù, H có ý kiến căng nhất chỉ 70 triệu nhưng sau đó Hà gửi các hình ảnh trên đến Zalo của H1 và yêu cầu H1 phải chuyển cho H 100 triệu nếu không sẽ đăng tải lên mạng xã hội. Do sợ hình ảnh trên được đăng tải trên mạng xã hội sẽ ảnh hưởng nên H1 đã xin giảm xuống 50 triệu nhưng H không đồng ý vì Đ không giảm.
Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận nhiều lần thì H và Đ đã chốt với nhau số tiền 60 triệu nhưng H lại thỏa thuận với H1 số tiền 80 triệu, hẹn nhau ở nhà hàng để giao tiền vào ngày 27/06/2022. Khi đến nhà hàng để đưa tiền cho H, H1 rủ thêm P, T, H2 đều là cán bộ Đội cảnh sát giao thông Công an thành phố A đi cùng.
Tại đây, H1 đã trực tiếp đưa cho H số tiền 80 triệu, H cầm tiền rồi cất 5 triệu trong vi và cất 75 triệu trong túi quần bên phải thì bị công an phát hiện bắt quả tang.
Tối ngày 27/06/2022, Đ không thấy H chuyển tiền nên đã tìm hiểu và biết H bị cơ quan Công an bắt quả tang về hành vi cưỡng đoạt tài sản của H nên Đ bỏ trốn. Đến ngày 12/07/2022 Đ đến Cơ quan điều tra đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội và bị truy tố về tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 170 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Sau đó, gia đình Đ đã tìm đến VPLS Đồng Đội nhờ bào chữa. Sau khi tiếp nhận được thông tin, VPLS Đồng Đội đã nhanh chóng cử Luật sư, chuyên viên pháp lý nghiên cứu hồ sơ và kịp thời đưa ra các văn bản kiến nghị. Trong vụ việc này, VPLS Đồng Đội xác định bản thân Đ không phải là người vi phạm giao thông và không phải chủ nhân của những hình ảnh của anh H1. Chỉ vì muốn giúp đỡ bạn bè là C ( người đã bị anh H1 xử lý vi phạm và là người chụp. quay video H1).
Mặt khác, bản thân H1 là 1 người cán bộ CSGT tại sao khi bị uy hiếp lại không báo cơ quan chức năng mà lại tiếp tục trao đổi, thậm chí nhờ người nói chuyện để giảm giá tiền xuống. Điều này là không bình thường và phải chăng đang có sự uẩn khúc.
Tuy nhiên, hành vi của Đ là hành vi vi phạm pháp luật và bản thân Đ cũng đã nhận thức được hành vi của mình nên rất thành khẩn khai báo, hợp tác với cơ quan tố tụng để làm sáng tỏ vụ án.
Tại phiên tòa, Luật sư Tiền và Luật sư Hiền đã đưa ra những lập luận sắc bén, chặt chẽ, xác định bị cáo Đ có các tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, đầu thú, gia dình bị cáo có công với cách mạng,….và đề nghị việc bỏ lọt tổ phạm đối với C, bị hại H1 có phạm tội nhận hối lộ hay không và trách nhiệm không tố giác tội phạm của a H2 là vai trò cầu nối tác động giữa việc H1 đưa tiền cho H theo yêu cầu của H.
HĐXX đã xem xét và tuyên bị cáo Đ 3 năm 3 tháng tù.
Vụ 5, bị cáo H bị xét xử về tội Cướp tài sản theo Điều 168 Bộ luật hình sự 2015.
Do có mối quan hệ quen biết với T và thương cảm cho gia đình của T khi biết D đang nợ tiền T và đang ở bến xe đi vào miền nam để trốn tránh việc trả nợ, nên khi được T nhờ đi tìm D để đòi số tiền D còn nợ nên H đã đồng ý giúp đỡ.
Sau khi tìm thấy D, T và H đã yêu cầu D về quán của H để nói chuyện nợ nần. Tại đây, H và T đã yêu cầu D phải trả nợ vì T đang rất khó khăn về kinh tế ( D đang nợ T 02 tháng tiền lương và số tiền T cho D vay là D nhờ T đi vay hộ nên mỗi tháng D phải trả lãi cho người cho vay) .
Tuy nhiên, D không có tiền trả nợ, không đưa ra giấy tờ tùy thân theo đề nghị của H, T và còn dùng những từ ngữ thiếu chuẩn mực chửi bởi T và H. Do quá bức xúc trước thái độ của D nên T và H đã dùng tay tát vào mặt D, sau đó yêu cầu T đưa tiền, T đã đưa cho T và H số tiền 3 triệu 2 trong đó tiền mặt là 1,7 triệu và 1,5 triệu tiền tài khoản.
Sau khi lấy được tiền, D đã ở lại ăn cơm với T và H nhưng ngày hôm sau D đã tố giác hành vi của H và T đến cơ quan điều tra. Sau đó, H và T đã bị triệu tập và cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với hành vi của H và T.
Nhận được đơn mời luật sư của em trai bị cáo, ngay lập tức luật sư đã đến trụ sở cơ quan điều tra để làm thủ tục đăng ký bào chữa và vào trại giam gặp bị cáo. Tại đây, với kinh nghiệm giải quyết nhiều vụ án hình sự, luật sư đã làm thay đổi nhận thức của bị cáo để nhận ra cái sai của mình, thuyết phục H nhận tội, thành khẩn khai báo và đề nghị gia đình khắc phục hậu quả (Ban đầu H chỉ nhận thức hành vi của mình là giúp người và bản thân không nhận được lợi ích từ vụ việc trên)
Bên cạnh đó, Luật sư còn vận động gia đình bị cáo bồi thường cho gia đình bị hại. Do đó, bị hại đã làm đơn đề nghị giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho H.
Tại phiên tòa, bị cáo trình bày rõ ràng hành vi của mình trước HĐXX, trả lời dứt khoát, không vòng vo nên được HĐXX ghi nhận..Luật sư bào chữa trình bày, lập luân sắc bén đưa ra các tình tiết giảm nhẹ, phân tích nguyên nhân, động cơ , hành vi của bị cáo. Vì vây, các lập luận này đã được ghi nhận trong bản án nên bị cáo bị tuyên phạt 7 năm tù. Đây được coi là thành công đáng được ghi nhận của luật sư bởi qua trao đổi với Thẩm phán cũng như đại diện Viện kiểm sát thì chưa từng có vụ án cướp tài sản nào mà Tòa xử có mức án thấp như vậy đối với bị cáo có nhân thân 2 tiền án tiền sự như vụ án này. Bản án được tất cả các bên hài lòng đã đã thể hiện ghi nhận công sức rất lớn của luật sư khi tham gia bào chữa.
Văn phòng Luật sư Đồng Đội đã làm cách nào để ghi điểm trong việc tham gia giải quyết các vụ án hình sự?
Với hơn 13 năm hành nghề, Luật sư Đồng Đội đã đồng hành cùng nhiều khách hàng trên mọi miền Tổ quốc. Văn phòng luật sư Đồng Đội luôn là điểm đến pháp lý uy tín được nhiều khách hàng tin yêu. Không ít khách hàng sau khi đã tư vấn hỗ trợ pháp lý không chỉ gửi lời biết ơn sâu sắc mà còn giới thiệu khách hàng mới cho Văn phòng. Để có được nhưng kết quả này, Trưởng văn phòng Luật sư Đồng Đội – Luật sư Trần Xuân Tiền luôn xem nặng “chữ Tâm” khi hành nghề, bởi ông cho rằng làm việc gì cũng cần phải có Tâm, đặc biệt đối với nghề luật sư thì cái Tâm phải đủ lớn, thì khi hành nghề mới mang lại tối đa quyền lợi cho khách hàng. Đây cũng là một trong những cách ứng xử gắn với phương châm của văn phòng “Khách hàng là người thân” cụ thể:
Thứ nhất, khi tiếp nhận các vụ án nói chung và vụ án hình sự nói riêng, luật sư đã rất trăn trở, đặt mình với khách hàng, cảm thông với nỗi đau, thiệt thòi của bị cáo để đưa ra những đánh giá phân tích cho gia đình, có ứng xử phù hợp đúng pháp luật.
Thứ hai, Luật sư luôn nhắc nhở bản thân và luôn đưa ra các chỉ đạo kịp thời, ưu tiên phân công những luật sư có chuyên môn cao và chuyên viên pháp lý giỏi, có kinh nghiệm, kiến thức vững chắc về án hình sự để nghiên cứu chuyên sâu hồ sơ và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho khách hàng.
Thứ ba, Luật sư đã vận dụng kỹ năng giao tiếp, tận dụng thời gian gặp gỡ bị can, bị cáo ( vào trại tạm giam, tại phiên tòa) và cả gia đình họ để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cảm hóa góp phần giúp họ thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi không chỉ của bị can, bị cáo mà còn các cơ quan tố tụng, lương tâm, trách nhiệm của họ.
Thứ tư, Luật sư luôn luôn sáng tạo linh hoạt, đấu pháp, kiến nghị kịp thời, nhìn đúng vào bản chất của từng vụ án, vận dụng hài hòa chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo, không gây khó dễ cho cơ quan tố tụng.
Thứ năm, trước và tại phiên tòa xét xử, Luật sư đưa ra các các lập luận chặt chẽ, sắc bén, sử dụng kỹ năng hùng biện trình bày rõ ràng, rành mạch các luận điểm bào chữa cho bị cáo. Bên cạnh đó, luật sư luôn luôn ứng biến linh hoạt tại phiên tòa.
Việc luật sư tham gia vụ án hình sự sẽ góp phần để Toà án đi đến quyết định, phán quyết một cách đúng đắn, làm sáng tỏ sự thật, tránh làm hàm oan, bỏ lọt tội phạm, thậm chí giúp cho thân chủ được hưởng khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt.
Có thể thấy, trong những năm vừa qua, tình hình an ninh trật tự xã hội trong năm qua còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng và phức tạp. Do đó, việc nghiên cứu hồ sơ trong thời gian nhanh nhất, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo, bị hại, giúp họ thay đổi nhận thức là điều rất cần thiết.
Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ, nếu luật sư chỉ nghĩ đến mối quan hệ quen biết, làm cách nào để “nhờ vả”, không tâm huyết, không nghiên cứu hồ sơ thì sẽ bị cơ quan tố tụng coi thường, xem nhẹ vai trò của luật sư. Đặc biệt, khi tham gia vụ án hình sự, luật sư cần tranh thủ sự lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy chính quyền và dư luận xã hội về việc xét xử công tâm, đúng pháp luật.
Kết thúc năm 2023 và bước sang năm 2024, Văn phòng luật sư Đồng Đội với đội ngũ luật sư (hiện nay có 07 luật sư thường trực và 02 luật sư chờ lấy thẻ) và chuyên viên pháp lý sẽ không ngừng nâng cao kiến thức và kĩ năng, luôn trong tâm thế sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trong việc tham gia giải quyết tất cả các vụ án và luôn là một trong những tổ chức hành nghề luật sư uy tín được sự tin yêu từ các quý khách hàng trên mọi miền Tổ quốc. Đồng thời, gìn giữ và phát huy hình ảnh, vị thế của người luật sư và nghề luật sư đối với xã hội./.
Người viết: Nguyễn Thị Như Thùy – Văn phòng luật sư Đồng Đội
(SĐT: 0367658315; Gmail: nguyenthinhuthuy13082000@gmail.com)
___
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội