Thi hành án dân sự được hiểu là việc tổ chức thi hành các bản ản, quyết định được đưa ra thi hành theo quy định của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân cơ quan, tổ chức. Trên cơ sở tôn trọng việc tự do thỏa thuận của đương sự trong việc thi hành án, pháp luật có quy định được sự có quyền thỏa thuận thi hành án. Khoản 1, Điều 6 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 quy định: “Đương sự có quyền thoả thuận về việc thi hành án, nếu thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thoả thuận được công nhận.”
Theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự, đương sự sẽ được quyền thỏa thuận thi hành án trong giai đoạn trước khi ra quyết định thi hành án, sau khi ra quyết định thi hành án và trong giai đoạn tổ chức cưỡng chế thi hành án. Đây là quy định thể hiện pháp luật hoàn toàn tôn trọng quyền tự quyết của đương sụ trong việc thi hành án cũng như nhằm mục đích tránh việc tổ chức thi hành án bị kéo dài theo thủ tục tại quy định củ pháp luật. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đương sự, cụ thể là người phải thi hành án tuân thủ theo các thỏa thuận thi hành án.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp người phải thi hành án đã thỏa thuận, “hứa hẹn” về việc tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành án nhưng lại “bội tín”. Đây là trường hợp thường thấy đối với các doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ và có nghĩa vụ thi hành án. Họ thường thỏa thuận về việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án nhưng do điều kiện kinh tế yếu kém nên rất khó khăn trong việc thực hiện phần nghĩa vụ thi hành án này, thậm chí, cố tình trốn tránh thực hiện nghĩa vụ. Vậy, có phương thức nào để người được thi hành án có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp này hay không?
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014: “Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thoả thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định.” Có thể thấy pháp luật tôn trọng ý chí, thỏa thuận của các bên và cũng có những “biện pháp” đối với chủ thể không thực hiện theo thỏa thuận đó. Đồng thời, đây cũng là điểm mới của Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 so với Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004. Theo quy định tại Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 quy định đương sự có quy định đương sự có quyền thỏa thuận thi hành án nhưng không có hướng giải quyết khi đương sự không thực hiện thỏa thuận. Điều này khiến đương sự không thể bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời, dẫn đến việc thi hành án “đi vào ngõ cụt”, không có căn cứ giải quyết.
Như vậy, theo quy định tại Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014, khi người phải thi hành án không thực hiện nghĩa vụ thi hành án theo thỏa thuận thì người được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức cưỡng chế thi hành phần nghĩa vụ chưa thực hiện để đảm bảo lợi ích của mình. Đây là một điểm mới quan trọng, góp phần giải quyết những vướng mắc trong quá trình thi hành án, bảo đảm lợi ích của người được thi hành án.
Trần Hải Nam – Chuyên viên tư vấn pháp lý thi hành án dân sự
SĐT: 01657169210 – Email: tranhainamby1@gmail.com