Con người từ khi sinh ra đều phải luôn luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Nơi đầu tiên muốn trở về của mỗi người khi đi xa, khi vấp ngã,… chính là gia đình. Ở đó có ông bà, cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ và giáo dục chúng ta từ những điều nhỏ nhất, những điều hay lẽ phải. Tình cảm, sự giáo dục đó là nền tảng đầu tiên để chúng ta bước vào đời, phát triển thành những cá nhân độc lập. Tuy nhiên, sau khi trưởng thành, va chạm với cuộc sống xã hội đầy rẫy những khắc nghiệt, biến đổi khó lường, khiến con người ta quên cách gìn giữ những giá trị thuần túy tốt đẹp ban đầu thay bằng những giá trị mới. Một trong số đó có sự ích kỷ, thể hiện cái tôi của con, khiến cha mẹ cảm thấy khó xử, bất an, lo lắng. Và hội chứng “sợ con” của những người làm cha mẹ bắt nguồn từ đây.
Sau đây là bài chia sẻ của Luật sư Trần Xuân Tiền xoay quanh vấn đề này:
“Có người nói dạy con khó hơn quản lý một tập đoàn là nói lên việc dạy con & dạy con thời đại 4.0 rất khó không nói là rất rất khó.
Tôi có 3 đứa con đẻ, 2 đứa con riêng của vợ nuôi các cháu từ 3 tuổi nay cu cậu đã sang 16. Thì nhận ra một điều là dạy con trước hết cần dạy mình, răn mình, bố mẹ phải làm gương, phải nói ít làm nhiều, phải coi con như người bạn đặc biệt, phải nhận ra con những điểm mạnh, khả năng và hạn chế để rồi bù trừ cái nọ bù trừ cái kia để rồi tự động viên mình. KHÔNG PHẢI CỨ MUỐN LÀ ĐƯỢC. Vậy nên cùng bố cùng mẹ cùng môi trường mà mỗi đứa con mỗi tính cách mỗi thành công khác nhau. Nhưng tựu chung lại (cơ bản) nếu gia đình có truyền thống, gia giáo, nề nếp, thương yêu nhau thật lòng, hết lòng chăm lo cho con, cho cháu thì gieo nào gặt ấy. Và tuy nhiên đường đời lắm chuyện khó nói, cha mẹ sinh người trời sinh tính và những ông CON TRỜI sinh ra hãy tạm nghĩ đó là cái nghiệp nếu nó không nghe theo bố mẹ.
Nhưng dù nó như thế nào cũng là mình có lỗi, cũng là thất bại của mình nếu nó hư nếu nó không theo mình như mình mong muốn. Hãy thản nhiên mà sống mà bình thản chớ có SỢ CON.
Hội chứng sợ con đến với không ít người vì nó không nghe nó đòi hỏi, nó đòi cái nọ nó đe cái kia và có ông bố bà mẹ vì địa vị cao, vì danh tiếng lớn nên con cái cũng ghê làm lớn chuyện, nên trong nhà đóng cửa bảo nhau, dạy con, im lặng là vàng. Rất nhiều chiêu các bên đưa ra nhưng có một chiêu theo quan điểm của tôi là ai làm người ấy chịu, cuộc đời mỗi con người là số phận, ai sinh ra cũng mong cầu hạnh phúc nên họ có khiếm khuyết họ có không theo ý bố mẹ là họ cũng khổ rồi. Vậy nên không cầu toàn, tự động viên, an ủi nếu con không theo mà kiểu “mi hành tau vừa thôi” và dứt khoát không nên sợ. Nhiều người sợ con giận dỗi, không ăn, nó ốm, thương nó quá con sẽ bắt thóp được và nhiều cái được đà. Con người là cá thể và đều có thể thay đổi đều tạo phần lợi cho mình nên hay tranh thủ “được đằng chân, lân đằng đầu”. Bố mẹ cần tôn trọng con, cảm thông với con và giữ đúng giới hạn, cầm cương được về dạy bảo và quyền tài sản.
Qua đây, chúng ta thấy rằng việc giáo dục con, đồng cảm với con, làm bạn với con, hiểu con là vấn đề không đơn giản, nhưng cần thiết, đặc biệt là trong thời buổi khi mà mạng internet phát triển như hiện nay. Trong bài phát biểu xúc động và đầy ý nghĩa của GS. TS. Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội đã nói: “…Giáo dục phải bắt đầu từ những điều gần gũi, bắt đầu từ trong nhà mới ra ngoài ngõ, bắt đầu để mỗi trẻ biết thương cha, thương mẹ, biết cảm thông với nỗi nhọc nhằn…”, hay giáo dục trước hết, trên hết là hướng con người sống tử tế, những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Chỉ có như vậy, khi trưởng thành đứa con mới nhận ra những công lao, sự dưỡng dục của cha mẹ để hàm ơn báo đáp. Bổn phận của con, trước hết là hãy sống thật tốt, và hãy chăm lo, quan tâm đến cha mẹ khi còn sống, và tưởng nhớ về khi cha mẹ đã thác đi xa. Dù ở đâu, thời điểm, hoàn cảnh nào thì những đứa con đừng gieo nên những nỗi lo lắng, bận tâm cho những bậc làm cha, làm mẹ “đừng để buồn lên mắt cha mẹ nghe không…”, mà hãy trở thành Người con tử tế và có hiếu./.
Biên tập: Lê Thanh Bình – VPLS Đồng Đội
___
Thông tin liên hệ:
– Văn phòng luật sư Đồng Đội (Đoàn luật sư TP. Hà Nôi): P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
– Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
– Website: https://dongdoilaw.vn
– Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
– Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi