KHÓA I ĐÀO TẠO “LUẬT SƯ BA MIỀN” đã khép lại (19/05/2021 – 25/08/2021) quãng thời gian không dài nhưng cũng đủ để các học viên lớp Zoom học hỏi được rất nhiều bài học hay, ý nghĩa sâu sắc từ cái Tâm- Tầm- Tài của Trưởng VPLS Trần Xuân Tiền cũng như các anh chị Luật sư Ba Miền Tổ Quốc.
Khóa đào tạo đã giúp các bạn học viên không chỉ là kiến thức, là nghị lực, là sự tự tin và bản lĩnh mà còn hun đúc tình yêu, niềm đam mê khát khao cháy bỏng để trở thành những người Luật sư chân chính không chạy án, luôn đấu tranh trên tinh thần “Thượng tôn pháp luật” để bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải, không khuất phục trước mọi thế lực cường quyền. Những buổi chia sẽ của Luật sư tuy giản dị nhưng đầy nhiệt huyết, ý nghĩa là những bài học sâu sắc chưa bao giờ có trong sách vở mang cả tâm tư tình cảm cũng như lòng quyết tâm nghề nghiệp trong từng cử chỉ, lời nói để truyền đến học viên một cảm hứng bất tận, đầy thuyết phục. “Tinh thần thép” của người Luật sư mang trong mình chất lính cụ Hồ luôn nêu cao tinh thần: “Tiếp bước quân kỳ”, “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng“…luôn trăn trở, thao thức đêm đêm để giúp người, giúp đời trên con đường đi tìm công lý đã giáo dục nhiều thế hệ trẻ Luật sư thành tài.
Zoom “ Luật Sư Ba Miền” với 13 buổi chia sẻ tương ứng 13 chuyên đề không chỉ trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm hành nghề luật, mà còn là các bài học về đạo đức, lối sống văn hóa, kỉ cương, tạo niềm đam mê, động lực cho các luật sư trẻ, các bạn sinh viên, học viên yêu mến nghề luật có quyết tâm trở thành những người Luật sư thực sự; cụ thể như sau:
Chuyên đề 1: Mở đầu khóa học
Với phương châm hoạt động “ Hợp tác- trao đổi- phát triển”. Tại Zoom “ Luật sư Ba Miền”, các Luật sư hoạt động tại các tỉnh, thành phố khác nhau thường xuyên trao đổi nghiệp vụ, cập nhật các quy định mới của pháp luật, các vụ việc, vụ án hay đang giải quyết và kinh nghiệm giải quyết các vụ việc, vụ án thực tế đó với nhau trên tinh thần hợp tác, học hỏi, khiêm tốn và cùng phát triển. Chia sẻ, hợp tác giải quyết các vụ việc, vụ án thực tế ở những tỉnh, thành phố khác nhau từ khắp BẮC – TRUNG –NAM trên tinh thần đôi bên cùng có lợi, kết nối và mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt động của Luật sư. Giúp đỡ đồng nghiệp gỡ rối những tình huống khó trong giải quyết công việc, những bài học được rút ra thông qua hoạt động thực tiễn làm việc với các cơ quan Nhà nước, cơ quan Tố tụng. Là cơ hội hiếm có được mở ra giúp cho các đối tượng là luật sư trẻ, đang tập sự, các bạn học viên, sinh viên luật và cả những người yêu mến nghề luật muốn trở thành luật sư, nân cao kiến thức pháp luật của mình qua kinh nghiệm của các Luật sư đi trước. Tại buổi chia sẻ Luật sư Tiền cũng đưa ra định hướng công việc cho các bạn sinh viên luật. Trở thành luật sư đòi hỏi rất nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất vẫn là tố chất, thái độ và sự phù hợp với nghề.
Chuyên đề 2: Chuyện nghề luật sư
Nghề luật sư là một nghề khó, và bất cứ ngành nghề nào cũng có cái khó của nó. Nếu chỉ vì những khó khăn trước mắt mà chán nản, dễ buông bỏ thì không thể thành công được. Muốn thành công phải chấp nhận lao mình vào học hỏi, vào công việc thực tế, chấp nhận những khó khăn, trở ngại. Nghề luật sư đòi hỏi bạn phải đối diện với những khó khăn đó, tìm cách tháo gỡ, giải quyết chứ không phải bỏ cuộc.
Tố chất để trở thành một người luật sư là phải kiên trì, dám làm, dám dấn thân, dám chịu trách nhiệm thì mới có thể thành công. Nếu đã xác định theo đuổi nghề luật sư thì chỉ nghĩ đến nghề luật sư thì phải quyết tâm theo đuổi đến cùng, ngày đêm trăn trở với nghề. Nghề luật sư là một nghề khó nhưng vinh quang, người luật sư muốn thành công phải xác định tư tưởng và định hướng ngay từ ban đầu, quyết tâm và thực hiện nó, không trông chờ vào ai mà phải chủ động, sáng tạo, dựa vào năng lực của chính bản thân mình.
Chuyên đề 3: Kỹ năng của luật sư trong vụ án hình sự
Án hình sự là loại án khó, đối tượng phạm tội thuộc nhiều thành phần trong xã hội nhưng đa số có xu hướng bạo lực, bất chấp các quy định của pháp luật do đó luật sư phải có sự tìm hiểu ban đầu về nhân thân, hoàn cảnh và mục đích phạm tội của thân chủ để có hướng tiếp xúc, trao đổi. Luật sư cần có sự trao đổi với gia đình, người thân của thân chủ để giúp thân chủ giải tỏa tâm lí tiêu cực ban đầu, nhận thức được hành vi phạm tội của mình và sẵn sàng trao đổi về các tình tiết của vụ án. Đồng thời phải khéo léo trong quá trình giao tiếp, làm việc với các cơ quan tố tụng. Tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật có liên quan đồng thời có những đề xuất, kiến nghị phù hợp, kịp thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ.
Trong tranh tụng các vụ án hình sự, luật sư thường xuyên phải trình bày ý kiến của mình bằng văn bản để bày tỏ quan điểm, nêu ý kiến, kiến nghị để cơ quan tiến hành tố tụng hiểu rõ, suy xét nhằm giải quyết vụ việc. Luật sư cần viết rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, truyền tải đúng trọng tâm nội dung, quan điểm của mình muốn đề cập trên cơ sở “ thượng tôn pháp luật’ nhưng vẫn khéo léo lấy được sự đồng tình của các cơ quan tiến hành tố tụng, “trong cương có nhu”, “ trong nhu có cương”, “ lạt mềm buộc chặt”, vừa nhân văn, lịch sự, vừa đậm chất văn hóa…
Chuyên đề 4: Kỹ năng giao tiếp trong thu hồi nợ
“Thu nợ thu cả nhân tâm” là khẩu hiệu, là phương châm, là chìa khoá để thu nợ thành công. Đó là nhận định đanh thép, hùng hồn, thể hiện tâm thế, bản lĩnh và nghệ thuật trong thu hồi nợ của Luật sư Trần Xuân Tiền- Trưởng Văn Phòng Luật sư Đồng Đội. Dịch vụ thu hồi nợ tưởng chừng như đơn giản nhưng là công việc nhiều phức tạp và thử thách tuy nhiên với phương châm luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, luôn đảm bảo tính minh bạch, đúng pháp luật, luôn nêu cao tinh thần nhân đạo: “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” thì công việc thu hồi nợ tưởng chừng như khô khan, cứng nhắc lại rất giàu cảm xúc và mang lại rất nhiều thành công không chỉ về tiền bạc mà còn về nhân cách con người.
Vậy thế nào là “nghệ thuật thu hồi nợ”? Hoạt động thu hồi nợ nếu được thực hiện một cách nhuần nhuyễn, thành kĩ năng, kĩ xảo, thu nợ bằng cả tâm huyết và sự sáng tạo, trí thông minh, hiểu sâu con nợ: “biết mình biết ta”, biết điểm yếu của con nợ, “gãi đúng chỗ ngứa”, thì trăm vụ thu nợ đều sẽ “bách chiến bách thắng”, tạo nên nghệ thuật thu hồi nợ. Nghệ thuật thu hồi nợ điêu luyện là sự kết hợp hài hòa, uyển chuyển giữa trí tuệ thông minh và bản lĩnh vững vàng, khéo léo trong việc xây dựng kịch bản thu hồi nợ thành công. Và người ta hay có câu: “Đứng cho vay, quỳ đòi nợ” để có thể thấy được sự khó khăn trong công việc thu hồi nợ.
Khi thu hồi nợ bằng phương pháp hòa giải, thương lượng không đạt, Luật sư sẽ dựa vào kiến thức, sự hiểu biết pháp luật để thu nợ theo hình thức pháp lý. Căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng hoặc thỏa thuận khác đã ký kết giữa các bên để buộc khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Cách thu hồi nợ bằng phương pháp pháp lý bao gồm: Khởi kiện hoặc Tố giác thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng để buộc khách nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Đây là giải pháp được áp dụng hiệu quả, đảm bảo đúng quy định pháp luật, giúp thu hồi được các khoản nợ khó đòi, giải quyết các khoản nợ phức tạp. Lúc này người Luật sư cần vận dụng kiến thức và kinh nghiệm pháp luật để thực hiện các công việc thu hồi nợ như: xác minh tài sản, xem xét tính pháp lý của hồ sơ,… cũng như có khả năng vận động các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phối hợp trong hoạt động thu hồi nợ
Chuyên đề 5: Bản lĩnh và kinh nghiệm thực tế trong thu hồi nợ
Bản lĩnh trong các vụ thu hồi nợ là yếu tố cần thiết để thu hồi nợ thành công cũng được Luật sư Tiền khẳng định một cách chắc chắn thông qua một vài vụ án thu hồi nợ cơ bản. Với từng kiểu con nợ, Luật sư Tiền cho biết sẽ có từng cách đối phó khác nhau.Với những con nợ ở mức độ mạo hiểm thấp và vừa, ta nên mềm mỏng. Tuy nhiên với những con nợ ở mức độ mạo hiểm cao và không sẵn sàng thanh toán thì luôn cần đến cả một nghệ thuật đối phó. Đối phó với con nợ thuộc nhóm này là cả một cuộc cân trí cân não. Luật sư Tiền đưa ra tình huống thực tế và kể lại những câu chuyện trong suốt quá trình thu hồi nợ hết sức thú vị, đa dạng, sinh động mà không kém phần gay cấn để cho thấy bản lĩnh vững vàng của luật sư. Trường hợp đầu tiên nếu chủ nợ (chuyên cho vay lạng lãi và có máu mặt trong xã hội) nhờ Luật sư lấy lại khoản tiền? Bạn sẽ làm sao và làm như thế nào? Khi Luật sư và chủ nợ, tìm mãi đến tận trưa mới tìm thấy nhà con nợ, mà trong thời gian ngồi quán nước được biết con nợ rất nguy hiểm, bị nghiện nặng mà có khả năng không làm chủ được hành vi, vào có thể bị “chém chết”. Trường hợp vậy, theo các bạn luật sư có nên vào hay không? Khi các bạn trình bày xong quan điểm, Luật sư Tiền khéo léo dẫn dắt và khẳng định, vẫn phải thể hiện bản lĩnh của vị luật sư: “vào chứ sao không”.Vào rồi, luật sư còn phải khéo léo tiếp xúc với gia đình con nợ. Một lần nữa luật sư lại thể hiện được sự khôn khéo trong giao tiếp để bắt chuyện và làm quen với gia đình con nợ, từ đó để thu được các khoản nợ. Sau đó, Mrs Hiền cũng đã tham gia chia sẻ những tình huống thực tế mà bản thân đã tham gia trong hoạt động thu hồi nợ. Những lời chia sẻ hết sức chân thật đã mang lại rất nhiều kĩ năng cho những người đã và đang theo nghề rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu mà trong sách vở không bao giờ dạy.
Chuyên đề 6: Luật sư kể chuyện giải quyết án
Kỹ năng đầu tiên để luật sư giải quyết án thành công là phải thường xuyên đọc, cập nhật tin tức, các quy định mới của pháp luật để nắm bắt thông tin một cách kịp thời, hiệu quả. Các thông tin luật sư đọc phải là các tin tức cập nhật hàng ngày trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục, văn hóa…Thường xuyên trao đổi nghiệp vụ, công việc, các quy định mới của pháp luật với các đồng nghiệp, bạn bè cùng quan tâm đến pháp luật.
Các vụ việc điển hình hình cũng được luật sư chia sẻ như vụ việc về thu hồi nợ; án dân sự, án hình sự, án hành chính… mỗi một vụ việc như một vở kịch hay, ly kì, hấp dẫn, là những bài toán hay, hóc búa buộc luật sư ngoài kiến thức chuyên môn, kiến thức pháp luật cần có cái nhìn thực tế đa dạng, nhiều chiều….để có hướng đi đúng đắn, nước cờ quyết định và chìa khóa để thành công.
Chuyên đề 7: Luật sư giao lưu với sinh viên luật
Chia sẻ với sinh viên luật, luật sư có lời khuyên cho các bạn sinh viên là phải tìm TCHNLS uy tín, tìm người thầy, người luật sư thật sự tâm huyết với nghề, sẵn sàng chia sẻ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. Đồng thời cơ hội để được luật sư hướng dẫn, được chỉ dạy là phụ thuộc vào chính bản thân các bạn sinh viên. Khéo léo, chăm chỉ, chủ động trong công việc, chủ động trong việc hỏi chứ không ngồi chờ đợi để được giao việc. Các bạn phải biết thể hiện mình để được đánh giá năng lực, được hướng dẫn công việc. Kỹ năng giao tiếp, từ lời ăn, tiếng nói thể hiện tính cách và thái độ nghề nghiệp của một người do đó sinh viên luật ngoài học tốt kiến thức chuyến môn còn cần phải trau dồi kỹ năng giao tiếp để hoàn thiện bản thân.
Chuyên đề 8: Kinh nghiệm tìm kiếm và giữ mối quan hệ với khách hàng
Kỹ năng tìm kiếm khách hàng đòi hỏi phải biết xây dựng hình ảnh cá nhân luật sư phải biết khéo léo thể hiện mình, giới thiệu cho khách hàng biết mình là luật sư có chuyên môn, có thâm niên và tâm huyết với nghề, tận tâm với công việc của khách hàng. Biết tận dụng các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, các cơ quan tố tụng để mở rộng cơ hội tìm kiếm khách hàng và xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội. Luật sư có thể xây dựng và duy trì mới quan hệ với khách hàng thông qua chính sách miễn giảm phí dịch đối với những khách hàng gặp khó khăn về kinh tế, điều kiện hoàn cảnh gia đình, là người có công với cách mạng…
Luật sư không ngại va chạm, không e dè trước cái sai của những người có địa vị, có chức, có quyền trong xã hội mà từ chối vụ việc của khách hàng, bỏ mặc khách hàng. Luật sư phải khéo léo trong giao tiếp, giải quyết công việc nhưng cũng phải thể hiện thái độ dứt khoát, không bao che, dung túng cho cái sai, cái xấu trong xã hội. Giải quyết công việc dựa trên quy định của pháp luật, làm thật và làm thật sạch, không hối lộ, tiêu cực làm giảm uy tín nghề nghiệp.
Xây dựng phẩm chất kiên trì, sáng tạo, đầy tính nhân văn trong hoạt động nghề nghiệp. Luật sư khi gặp vụ việc khó giải quyết phải biết cách bình tĩnh, đánh giá toàn diện vấn đề, quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Đồng thời, sáng tạo trong cách làm việc, Luật sư phải biết tìm ra sự khác biệt, tìm ra cách giải quyết mới, con đường mới, không thể chỉ giải quyết công việc theo lối mòn cũ sẽ không bắt kịp yêu cầu công việc, với xu thế phát triển của thị trường.
Chuyên đề 9: Kỹ năng soạn thảo văn bản của luật sư
Nếu muốn trở thành những người Luật sư thực sự thì ngòi bút trở thành thứ vũ khí vô cùng lợi hại “ Luyện ngòi bút để trở thành vũ khí chiến đấu” là mục tiêu của buổi kỹ năng soạn thảo văn bản của Luật sư. Khi nào cần viết đơn kiến nghị, tố cáo, khiếu nại, .. làm sao viết cho Đúng- Chuẩn- Chuyên Nghiệp từ Nội dung đến hình thức, gửi đâu cho đúng thẩm quyền được Luật sư chia sẻ rất cụ thể.
Hiện nay kỹ năng soạn thảo văn bản của luật sư chưa được đánh giá và quan tâm đúng mức về cả hình thức và nội dung. Về hình thức văn bản phải đảm bảo về thể thức theo quy định của chung của pháp luật như các văn bản về các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự, thi hành án…Về nội dung luật sư cần viết ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ nội dung, tránh trường hợp viết lan man, dài dòng, không đúng trọng tâm. Văn bản của luật sư viết thể hiện hiểu biết và trình độ của luật sư do đó luật sư phải rèn kỹ năng viết và viết thường xuyên. Luật sư có thể học hỏi cách viết văn bản từ các văn bản của cơ quan nhà nước để trau dồi, học hỏi kỹ năng viết một cách bài bản. Muốn viết tốt luật sư phải đọc nhiều, học nhiều, có kiến thức mới có thể viết tốt.
Chuyên đề 10: Kỹ năng quản trị tổ chức hành nghề luật sư
Quản trị tổ chức hành nghề luật sư là các hoạt động quản lý, hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra phối hợp giữa các yếu tố về tổ chức, nhân sự, thông tin, tài chính, cơ sở vật chất… nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng đảm bảo sự phát triển đúng hướng, hiệu quả và bền vững.
Quản trị TCHNLS là quản trị cả về hoạt động tổ chức, con người, nhân sự và văn hóa doanh nghiệp. Đối với hoạt động thì TCHNLS phải được tổ chức hoạt động theo một quy trình nhất định, có sự phân công, phối hợp giữa các phòng ban hoặc có người phụ trách chuyên môn đối với mỗi đầu công việc nhất định. Đồng thời phải chú trọng công tác tuyển dụng nhân sự vì nhân sự là cốt lõi của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Phải chú trọng tuyển dụng nhân sự giỏi, có kiến thức, kĩ năng ngay từ đầu. Chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên tinh thần đoàn kết, kết nối và chia sẻ giữ các nhân viên, giữa lãnh đạo với nhân viên và giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Chuyên đề 11: Kỹ năng thu hồi nợ tại nhà
Để thu hồi nợ thành công luật sư phải xác minh và nắm được những thông tin cơ bản nhất của con nợ, đặc biệt là điều kiện kinh tế, khả năng trả nợ và thái độ của con nợ. Chìa khóa để thu nợ thành công vẫn là khả năng giao tiếp, thuyết phục và hòa giải của luật sư, lấy các giá trị đạo đức, chân lý sống để khéo léo thuyết phục, giải thích cho nợ hiểu và trả nợ, đồng thời cũng có sự hòa giải đối chủ nợ để giảm bớt phần nào khoản nợ, lãi cho con nợ khi con nọ có thái độ hợp tác, mong muốn trả nợ nhưng gặp khó khăn về kinh tế. Việc thu nợ của luật sư là nhân văn, phù hợp với các quy định của pháp luật, lấy đạo đức làm gốc, hòa giải giữa các bên để tránh kiện tụng kéo dài.
Trong thu hồi nợ, nguyên tắc được ưu tiên, đó là thương lượng và hòa giải. Nếu thương lượng được sẽ tốt nhất vì vừa lấy được các khoản nợ nhanh mà vừa giữ được hòa khí các bên, thu nợ theo hình thức này. Luật sư phải thực sự thông minh, nhanh nhạy trong việc đánh giá tâm lý, tính cách, thói quen, sở thích con nợ, biết chia sẻ phân tích cái được, cái mất, ăn nói lưu loát, có nhiều vốn sống, giỏi hòa giải thương lượng, đánh đòn tâm lí vào lòng tự trọng, tính sĩ diện của khách nợ. Thậm chí, khi nào cần vẫn phải khen con nợ, nịnh con nợ để lấy nợ nhanh hơn …biết tạo ra những áp lực hợp lí, vừa mềm, vừa rắn cần thiết để con nợ phải trả. Nếu khách nợ sớm trả sẽ được giúp đỡ, nếu không thì sẽ bị khởi kiện ra tòa, gây nhiều hậu quả xấu cho bản thân và ảnh hưởng tới uy tín doanh nghiệp.
Chuyên đề 12: Kỹ năng tính phí, thù lao luật sư và giải quyết tranh chấp
Việc tính phí, thù lao luật sư là vấn đề rất quan trọng thể hiện trình độ và mức độ quan trọng của luật sư. Luật sư phải tham khảo biểu phí của các TCHNLS khác, phí của các loại án, biểu phí đối với mỗi vùng miền và điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương. Hiểu khả năng tài chính và khả năng chi trả của khách hàng, có sự cân nhắc giữa điều kiện của khách hàng với tính chất, độ khó của vụ việc. Tính phí, thù lao luật sư phải căn cứ vào giá trị tài sản tranh chấp, phù hợp với quy định của pháp luật để đưa ra mức phí đàm phán phù hợp với khách hàng. Phí, thù lao luật sư phải được thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý để làm cơ sở pháp lý trong trường hợp xảy ra tranh chấp với khách hàng.
Chuyên đề 13: Con đường trở thành luật sư của tôi
Tại chuyên đề này Luật sư Tiền đã kể lại câu chuyện của chính cuộc đời mình, truyền động lực cho các bạn luật sư trẻ, sinh viên luật quyết tâm theo nghề luật sư. Bất cứ ngành nghề gì cũng có những khó khăn của riêng nó và nghề luật sư cũng vậy. Không phải ai cũng có thể trở thành luật sư vì nghề luật sư có đặc thù riêng, đòi hỏi tố chất, kiến thức, kinh nghiệm nhất định. Phải biết chọn nghề và cân nhắc sự phù hợp của bản thân đối với ngành nghề, công việc.
Để trở thành một người luật sư đòi hỏi người học luật phải kiên trì, dám làm, dám dấn thân, dám chịu trách nhiệm thì mới có thể thành công. Nếu đã xác định theo đuổi nghề luật sư thì chỉ nghĩ đến nghề luật sư, không nhảy việc hay thay đổi định hướng công việc một cách tùy tiện. Có thái độ nghề nghiệp một cách nghiêm túc, đúng đắn, sáng tạo và rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp. Đồng thời trau dồi đạo đức, có trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm với công việc của khách hàng và phục vụ khách hàng bằng tinh thần và thái độ tốt nhất như đem mước cứu hỏa, coi khách hàng như là người thân.
Như vậy, qua 13 chuyên đề cũng là 13 buổi chia sẻ Luật sư Trần Xuân Tiền là 13 buổi trải nghiệm HAY- BỔ ÍCH- HẤP DẪN đã đem đến cho hơn 200 học viên lớp Zoom Luật sư ba miền những kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp bằng chính trải nghiệm nghề nghiệp của riêng mình và truyền động lực cho rất nhiều bạn sinh viên luật có thái độ nghiêm túc và quyết tâm theo nghề luật sư.
Do nguyện vọng của nhiều các anh chị luật sư và các bạn sinh viên trẻ yêu nghề luật sư, muốn được lắng nghe những bài học CHUYÊN NGHIỆP- BÀI BẢN từ người Luật sư tâm huyết, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề và đã thành công trong rất nhiều vụ án từ dân sự, hình sự, kinh doanh – thương mại, hành chính, thu hồi nợ…Trưởng VPLS Trần Xuân Tiền. Văn Phòng Luật Sư Đồng Đội xin trân trọng thông báo: Tiếp nối Khóa I Zoom Đào tạo “Luật sư Ba Miền”, sẽ là KHÓA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ Khóa II. Anh chị em và các bạn nào muốn đăng kí thì vui lòng ibox hoặc liên hệ CVPL Ngô Lê: ( SĐT- Zalo: 0962 383 026) Hoặc Hoàng Lan ( SĐT- Zalo: 097 640 117) để nộp CV và hồ sơ ứng tuyển!!
Xin trân trọng cảm ơn!!
Mọi thông tin vui lòng liên hệ: VPLS Đồng Đội
– Địa chỉ: P2708, Tòa nhà VP3, bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
– Điện thoại: 046.329.7648.
– Website: dongdoilaw.vn. Email: luatsudongdoi@gmail.com
– Trưởng VP. LS Trần Xuân Tiền. ĐT: 0936.026.559