Việt Nam hiện đang trải qua một thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ. Trong đó việc sản xuất được hàng tiêu dùng chất lượng cao là điều rất đáng mừng cho các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, mỗi năm Việt Nam cũng xuất khẩu hàng trăm lượng hàng hoá lên tới hàng trăm tỷ đô la Mĩ tới các đối tác nước ngoài, tạo dựng lòng tin vững chắc tại các thị trường tiêu dùng lớn trên thế giới.
(ảnh minh họa)
Đi kèm với sự phát triển sôi động của tiêu dùng trong nước là một hệ quả tất yếu về hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường nhằm tận thu lợi nhuận của một số doanh nghiệp. Vấn đề này đang ngày càng diễn biến phức tạp và có xu hướng lan rộng trên nhiều lĩnh vực từ hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, thực phẩm cho đến linh kiện điện tử, thời trang và thậm chí cả dược phẩm.
Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính mà còn ảnh hưởng lớn đến uy tín quốc gia và sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
1, Những con số thống kê khổng lồ
Tại Việt Nam, hàng giả len lỏi khắp nơi – từ các khu chợ truyền thống đến các nền tảng thương mại điện tử. Với hình thức tinh vi và ngày càng giống hàng thật, nhiều người tiêu dùng khó lòng phân biệt. Đáng lo ngại hơn, có không ít trường hợp người mua biết rõ là hàng giả nhưng vẫn chấp nhận sử dụng vì giá rẻ.
Theo thống kê của Cục Quản lý thị trường, toàn quốc xử lý 64.185 vụ việc vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong 6 tháng đầu năm 2024. Trong đó nhiều vụ việc mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người tiêu dùng. Đầu năm 2025 nổi lên sự kiện các nghệ sĩ, người nổi tiếng liên tục bị réo tên, chỉ điểm trong việc tự ý quảng cáo, đưa thông tin sai sự thật và thậm chí có tính chất lừa đảo về các sản phẩm thực phẩm giả tới tay người tiêu dùng.
Một trong số đó như vụ việc Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục thành lập công ty và sản xuất hàng giả, hàng nhái chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng. Vụ việc 600 sản phẩm sữa giả được tung ra thị trường, trong đó có nhiều MC nổi tiếng từng giới thiệu về các sản phẩm này. Điều này đặt ra những rủi ro nghiêm trọng về sức khoẻ và tính mạng con người.
2, Nguyên nhân vì sao hàng giả vẫn “sống khỏe”?
-
Siêu lợi nhuận, doanh nghiệp mờ mắt
Trước khi được đưa ra thị trường tiêu dùng, giá thành được niêm yết của sản phẩm sẽ được phân định dựa trên chi phí sản xuất tại nhà máy, chi phí truyền thông, quảng cáo, chi phí vận chuyển và phân phối. Đối với hàng giả, chi phí sản xuất thực tế rất ít dẫn đến lợi nhuận cực lớn thu về cho cơ sở sản xuất. Điển hình như một hộp sữa đang được quảng cáo giá 900 nghìn đồng thì chỉ mất 90 nghìn đồng cho thành phần sữa, vỏ lon và chi phí nhân công nhà máy, …
Đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng. Ảnh: VTV.
Vậy với số tiền ít hỏi như vậy thì lấy gì đảm bảo trong đó là sản phẩm sạch với dây truyền sản xuất Âu Mỹ? Các doanh nghiệp đã tận dụng mọi lợi thế để bán cho người dân bao gồm hứa hẹn sản phẩm chữa 100% bệnh tật, lấy uy tín của người nổi tiếng ra để đảm bảo cho thương hiệu của mình.
-
Ý thức bảo vệ bản thân của người dân chưa tốt
Có thể nói thị trường Việt Nam đang dung túng cho hiện tượng hàng giả lộng hành. Điều này liên quan đến mức độ hiểu biết cũng như ý thức bảo vệ bản thân của người Việt chưa cao. Người dân dễ dàng tin lời một nghệ sĩ không có chút chuyên môn về y học cam kết chữa khỏi 100% bệnh, một chuyên viên bán hàng không qua trường lớp nào quảng cáo về sản phẩm. Hoặc chỉ đơn giản họ thấy sản phẩm rẻ hơn chỉ một chút tiền so với sản phẩm chính hãng.
-
Hệ thống quản lý và pháp luật còn nhiều kẽ hở
Đối với vấn đề này bao gồm 2 nguyên nhân chính: Thứ nhất là do mức chế tài xử phạt còn hạn chế; Thứ hai là do Cơ chế quản lý thị trường còn lỏng lẻo, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa thống nhất dẫn đến chồng chéo nhau. Việc khởi tố các cá nhân gây hậu quả có ý nghĩa rất thấp so với khối lượng, tính chất vụ việc mà họ gây ra, phần lớn chỉ mang tính răn đe, cảnh cáo.
-
Năng lực chịu trách nhiệm của người đứng đầu còn hạn chế
Ở nhiều địa phương, công tác chống hàng giả vẫn còn mang tính hình thức. Một phần nguyên nhân đến từ việc người đứng đầu các cơ quan quản lý thị trường, công an kinh tế, hải quan… chưa thực sự quyết liệt, thậm chí có biểu hiện buông lỏng hoặc tiếp tay cho sai phạm.
Câu hỏi đặt ra: Khi hàng giả tràn lan, trách nhiệm thuộc về ai? Không thể chỉ truy cứu người bán nhỏ lẻ hay đối tượng sản xuất trực tiếp mà phải truy đến cùng trách nhiệm của những người có thẩm quyền và khả năng ngăn chặn từ sớm.
3, Giải pháp nào để dẹp “vấn nạn” hàng giả?
Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử phạt thật nghiêm minh đối với các trường hợp sai phạm: Các cơ quan chức năng cần nâng cao năng lực điều tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. Cần có biện pháp chế tài đủ mạnh để răn đe. Tăng cường công tác liên ngành giữa các cơ quan bao gồm lực lượng công an nhân dân, lực lượng quản lý thị trường và các cơ quan thanh tra lĩnh vực. Cần xây dựng chi tiết các chuyên đề kiểm tra, lộ trình kiểm tra cũng như phải nâng cao năng lực xử lý của đội ngũ này hơn nữa.
(ảnh minh họa)
Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân thông qua các trang mạng truyền thông, tin tức, … Điển hình như vụ 600 loại sữa giả vừa qua, để người dân cảnh giác cũng như nâng cao ý thức về nguồn gốc các sản phẩm giả thì các kênh tin truyền thông phải đưa tin cảnh giác tới người dân. Người tiêu dùng cần được trang bị kiến thức để nhận biết và tẩy chay hàng giả. Cần lan tỏa thông điệp “nói không với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng”.
Nghiêm cấm các nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng quảng cáo các sản phẩm liên quan đến sức khoẻ, y tế và các lĩnh vực không phải chuyên môn của người có sức ảnh hưởng. Cần xây dựng các khung luật về quảng cáo, các chế tài xử phạt đối với hành vi lạm dụng quảng cáo, lạm dụng sử dụng người ảnh hưởng trong cộng đồng để bán các sản phẩm kém chất lượng.
Kết luận
Cuộc chiến chống hàng giả là một hành trình dài hơi, cần sự chung tay của toàn xã hội, vấn đề chỉ có thể được xử lý triệt để chỉ khi có sự chung tay từ tất cả các thành phần xã hội từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp đến từng người dân. Chỉ khi người tiêu dùng thông thái, doanh nghiệp mạnh mẽ bảo vệ thương hiệu và cơ quan chức năng kiên quyết xử lý vi phạm, thì vấn nạn hàng giả mới có thể bị đẩy lùi, nhường chỗ cho một thị trường lành mạnh, minh bạch và phát triển bền vững.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, kính gửi bạn đọc bài phỏng vấcủa trường VPLS Đồng Đội, Luật sư Trân Xuân Tiền
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi