Xã hội ngày càng phát triển, các khiếu kiện hành chính trở lên gay gắt, phức tạp; 70% án hành chính liên quan đến vấn đề đất đai. Để đáp ứng nhu cầu của người dân thực hiện quyền khiếu nại, khiếu kiện được quy định trong Hiến pháp, Luật Tố tụng hành chính đã ra đời. Từ khi Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực, người dân có nhiều điều kiện thực hiện quyền của mình hơn, quy trình khởi kiện chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Mặt khác, Luật Tố tụng hành chính được hướng dẫn cụ thể bởi Nghị quyết số 56/2010/QH12 của Quốc hội càng tạo điều kiện tốt hơn cho người dân thực hiện quyền của mình.
Từ khi Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực, người dân có nhiều điều kiện thực hiện quyền của mình hơn, quy trình khởi kiện chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Mặt khác, Luật Tố tụng hành chính được hướng dẫn cụ thể bởi Nghị quyết số 56/2010/QH12 của Quốc hội càng tạo điều kiện tốt hơn cho người dân thực hiện quyền của mình.
Án hành chính là loại án cho đến nay vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam về cả phương diện lý luận và thực tiễn so với án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình đã có từ lâu đời trong lịch sử tố tụng tư pháp Việt Nam. Nên nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về loại án hành chính và trình tự thủ tục tố tụng giải quyết loại án này là nhu cầu thiết thực, quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, cơ quan trước những khả năng có thể bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan công quyền.
Từ khi Luật Tố tụng Hành chính (Luật TTHC) có hiệu lực từ ngày 1. 7. 2011 thì án hành chính trở nên ngày càng nhiều hơn, Việc trao cho Tòa án thêm chức năng xét xử các vụ án hành chính một mặt tạo ra cơ chế riêng, độc lập, khách quan, công khai, dân chủ, công bằng hơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trước khả năng bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan công quyền; mặt khác sự ra đời của Luật tố tụng hành chính năm 2010 đã mở rộng quyền khiếu kiện cho người dân đối với các đối tượng của vụ án hành chính.
Công tác giải quyết, xét xử các vụ án hành chính. Toà án nhân dân các cấp đã thụ lý 6.177 vụ, tăng 3.854 vụ (bằng 166%) so với cùng kỳ năm trước; đã giải quyết, xét xử được 4.742 vụ (đạt 77%), tăng 2.952 vụ. Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 3.834 vụ; theo thủ tục phúc thẩm 878 vụ và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 30 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 3,5% (do nguyên nhân chủ quan 3% và do nguyên nhân khách quan 0,5%); bị sửa là 3,1% (do nguyên nhân chủ quan 2,7% và do nguyên nhân khách quan 0,4%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 1,6%”
(Nguồn: toaan.gov.vn)
Đối tượng của vụ án hành chính theo Luật TTHC là các quyết định hành chính và hành vi hành chính. Luật TTHC đã mở rộng phạm vi các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc đối tượng khởi kiện rộng hơn rất nhiều so với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Mục đích của việc khởi kiện và giải quyết vụ án hành chính, một mặt bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đồng thời bảo vệ pháp chế, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước. Khi một quyết định hành chính bị khởi kiện ra tòa thì người khởi kiện sẽ gặp nhiều khó khăn. Khởi kiện hành chính được hiểu theo nghĩa dân gian nhất là “ dân kiện quan” nên cơ hội thắng kiện của người khởi kiện rất khó. Việc đánh giá mức độ thắng kiện của người khởi kiện trong vụ án hành chính được dựa trên tỷ lệ cơ hội thắng kiện của người khởi kiện như sau: Nếu tỷ lệ thắng kiện của người khởi kiện là 50% thì người khởi kiện chắc chắn thua, tỷ lệ 50% – 70% người khởi kiện chưa chắc thắng, trên 70% người khởi kiện có khả năng thắng kiện nhiều hơn tuy nhiên còn nhờ vào sự may mắn và “ công tâm” của Hội đồng xét xử. Vì vậy, người dân muốn khởi kiện hành chính phải cân nhắc kỹ, phải có hiểu biết pháp luật nhất định mới nên khởi kiện.
Theo nhận định của chúng tôi khi khởi kiện hành chính, người khởi kiện sẽ có một số khó khăn như:
Thứ nhất, những hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước là những hành vi đơn phương mà cơ quan quản lý nhà nước áp đặt đối với người bị quản lý. Quan hệ quản lý vốn là quan hệ không bình đẳng. Việc người dân đứng ra kiện trước Toà những hành vi hành chính của cơ quan quản lý nhà nước cũng là một quan hệ không bình đẳng. Chủ thể bị khởi kiện hành chính thường là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước hoặc người đứng đầu các cơ quan này nên trước giờ luôn có tư tưởng chỉ đạo, “làm cha làm mẹ” nhân dân nên nếu thực sự có sai phạm thì việc nhận sai cũng rất khó khăn.
Thứ hai, Toà án hành chính chỉ phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc nhân viên nhà nước. Người dân đi kiện rất khó chứng minh được tính bất hợp pháp của hành vi hành chính.
Thứ ba, người dân kiện hành chính thường đưa ra những yêu cầu về viêc hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước không đảm bảo được quyền lợi của mình, song việc đưa ra yêu cầu và kết quả giải quyết của Tòa án có được như kỳ vọng hay không lại là những vấn đề hoàn toàn khác biệt. Với khả năng nắm bắt pháp luật còn nhiều hạn chế người khởi kiện chưa thể biết rõ quyết định tòa án đưa ra có thật hợp lý không.
Thứ tư, tính độc lập của Thẩm phán Toà án hành chính, khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật và không chịu bất cứ một áp lực nào, là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên khi xét xử vụ án hành chính, nguyên tắc này có được thực thi nghiêm túc hay không còn là cả một vấn đề.
Bên cạnh những khó khăn, việc khởi kiện và giải quyết vụ án hành chính cũng là một vấn đề hay, có nhiều ưu điểm so với việc khiếu nại hành chính. Luật tố tụng hành chính ra đời đã lược bớt, rút gọn các thủ tục tiền tố tụng trong khởi kiện hành chính. Theo đó, công dân không phải thực hiện thủ tục khiếu nại trước khi khởi kiện, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính. Thời hiệu khởi kiện theo đó cũng thay đổi và không còn phức tạp như Pháp lệnh; đối tượng khởi kiện các quyết định được mở rộng hơn không gò bó trong phạm vi 21 loại quyết định như quy định tại Pháp lệnh. Ngoài ra người đi kiện có quyền lựa chọn phương thức khiếu nại hoặc khởi kiện để bảo đảm tốt nhất quyền lợi của mình, do vậy việc khởi kiện luôn là lựa chọn đầu tiên vì mặc dù việc khởi kiện rất khó khăn, phức tạp nhưng cơ hội bảo đảm quyền lợi lớn hơn khiếu nại; Quá trình khởi kiện là việc yêu cầu cơ quan tài phán (tòa án) – cơ quan thứ ba đứng ra đánh giá, giải quyết độc lập nên khác với quá trình khiếu nại phải trải qua “một con đường dài” (khiếu nại từ chủ thể ban hành quyết định đến cơ quan cấp trên của chủ thể đó).
Từ thực tế, VPLS Đồng Đội có duyên với án hành chính, nhiều vụ án Luật sư của Văn phòng tham gia là vụ án hành chính được thụ lý đầu tiên của Tòa án cấp huyên. Tự hào vì chúng tôi đã được thừa nhận vai trò của Luật sư trong vụ án hành chính, với vai trò của mình, đội ngũ Luật sư của VPLS Đồng Đội đã thực hiện việc đối thoại, hòa giải giữa người dân và chính quyền để mâu thuẫn về lợi ích giữa chính quyền và người dân không tăng thêm, không gay gắt, đó cũng chính là quy tắc ứng xử của chúng tôi.
Có thể nói tới một vụ án hành chính điển hình ở cấp huyện của một thành phố lớn. Năm 2006 khi chính quyền Quận tiến hành thu hồi đất ở hợp pháp của người dân theo chỉ đạo của thành phố không bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân mà chỉ đưa cho dân 3.000.000 đồng tiền di chuyển, đẩy người dân vào cảnh màn trời chiếu đất, sống tạm bợ qua ngày, gia đình xảy ra mâu thuẫn, trẻ em phải sống trong sự thấp thỏm lo âu, người dân không được bồi thường hỗ trợ mà chỉ là lời hứa của lãnh đạo địa phương là sẽ cấp đất có thu tiền sử dụng đất. Việc cưỡng chế trái phát luật của UBND Quận gây ra những hậu quả rất lớn cho các hộ dân. Tài sản chắt chiu dành dụm cả đời chỉ vì một quyết định sai lầm mà bị phá tan tành trong giây lát, trong khi đó họ không nhận được bồi thường hỗ trợ thỏa đáng. Chính quyền phá dỡ công trình nhà ở mồ hôi công sức của dân, không những thế chính quyền còn thu giữ cả đồ dung sinh hoạt, sách vở của các em học sinh để sau một buổi đến trường về các em nhìn thấy cảnh tượng nhà cửa tan hoang, sách vở của mình không còn, không biết hình ảnh đó còn ám ảnh các em đến bao giờ. Do quyết định sai lầm nên các hộ dân phải đi khiếu nại, nhờ báo chí công luận, nhờ tư vấn pháp luật …nên tốn kém về vật chất, tinh thần, không ổn định cuộc sống lo cho tương lai. Tới khi Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực năm 2011; khi đã nhiều lần khiếu nại các cấp nhưng không được giải quyết, trong lúc khó khăn, người dân nhờ đến VPLS Đồng Đội – Luật sư chuyên về hành chính nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp và sự cảm thông với người dân, VPLS Đồng Đội đã giúp người dân và chính quyền đi đến được với nhau, có tiếng nói chung; chính quyền đã tự nguyện khắc phục hậu quả ( giao cho thân chủ một xuất đất vị trí đẹp có thu tiền nhưng giá trị thực chênh hơn nhiều so với số tiền phải nộp…đích thân chủ tịch Quận đến nhà cảm thông với khách hàng chia sẻ khó khăn, hỗ trợ vật chất …. đề nghị cảm thông với lãnh đạo cũ vì do nhận thức, chỉ đạo của cấp trên chứ không thù oán cá nhân gì ), chia sẻ khó khăn với người dân, đồng thời người dân nghèo có lòng vị tha chia sẻ khi chính quyền có vấn đề, bỏ qua những tháng năm vất vả của mình.
Một vụ án hành chính kết thúc thật có hậu, khách hàng phấn khởi đã giành được quyền lợi vật chất và tinh thần, chính quyền vừa được tiếng lo cho dân vừa “nhổ được cái gai” vừa có công với cấp trên ( vì người ra quyết định sai phá nhà dân hiện là phó chủ tịch TP), tòa án được “tôn lên mấy chân kính “ vì đã có uy tín đã gỡ cho chính quyền vụ phức tạp…luật sư cũng tạo dựng được niềm tin với người dân đã đem lại công bằng mà bao năm người dân mong mỏi…hơn thế nữa luật sư có được quan hệ được ghi nhận là có tâm, có tầm và có trạch nhiệm xã hội ….
Có được kết quả đó thân chủ và luật sư cũng không biết phải đi lại vất vả, phải viết lách,gọi điện thoại, nhắn tin…thúc giục chính quyền bao nhiêu lần trong quá trình thương lượng tìm kiếm tiếng nói chung …..( vì vụ việc đã lâu, sai phạm nghiêm trọng nhưng tính thời sự không còn như vụ anh Vươn , người ký đã lên chức lên quyền, người đương chức không “dính” nên “vô can” …..khó khăn và khó khăn ….
Nhưng chúng tôi đã thắng !
Một câu nói thay cho hồi kết của vị Chánh án Quận trong bữa cơm “tổng kết” do Bí thư,Chủ tịch UBND Quận mời VPLS Đồng Đội “luật sư như ông sướng thật, ít luật sư được nghênh tiếp như ông…… ”
Và chúng tôi cảm nhận….
Án hành chính thật sự khó mà hay !?
1 phản hồi
Thưa luật sư đồng đội tôi đã qua sơ thẩm bị bác đơn phúc thẩm bác đơn tôi đã kháng án 3 điểm mà tỉnh cộng nhận tỉnh sai nhưng không đền đúng luật
Năm 2015 tôi kháng án đến tòa án tối cao và đả có kháng nghị giám đốc thẩm công nhận tỉnh dài 2/3 điểm vậy mà đến tháng 12 năm 2016 tỉnh đền cho tôi tiền đất ở còn đất vườn không đền hệ số sinh lời của đất theo nghị định 22/1998 nhưng sau đó tòa án tối cao rút lại 1 phần kháng nghị giám đốc thẩm cho rằng tỉnh không đền đất vườn 30/% giá trị đất ở là đúng vì toàn tỉnh đều không đền tất cả các dự án từ năm 1998 đến 2003 nhưng cớ một điều đất ở không vi phạm nhưng lôi 100 m2 đất ở đền 6 triệu đồng vào năm 2003 chúng tôi không nhận 5 tháng cuối cùng ban quản lí khu công nghiệp nơi chi trả tiền bồi thường lại cho răng lấy đất ở làm hệ số k vì giá đất nông nghiệp quá thấp 4.300 đ/m2 vậy mà nay tỉnh chính sở tài nguyên môi trungwfg không công nhân lấy đất ở làm hệ số k và rút 100 m2 đất ở để rồi bắt dân phải mua lại đất ở giá cao gấp hàng trăm lần cho nên tôi cần bảo vệ vụ án đến đất ở đúng luật nhà nước đã ban hành mong luật sư gúp