Ngày 22/10/2013, ông Nguyễn Đức Hinh – Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội chính thức hầu tòa với tư cách là bị đơn trong vụ án tranh chấp lao động về việc chấm dứt hợp đồng làm việc và bồi thường thiệt hại với chị Phạm Thị Vân.
Theo thông tin từ chị Phạm Thị Vân, chúng tôi được biết:
Chị Phạm Thị Vân – Thạc sỹ. Quản trị giáo dục chuyên ngành Đo lường và Đánh giá giáo dục – Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. Chị là một người trẻ tuổi có niềm đam mê đối với nghề nghiệp.
Ngày 27-28/12/2010, chị Vân thi tuyển viên chức vào Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục (KT&ĐBCLGD) của Trường Đại học Y Hà Nội với điểm số khá cao. Ngày 14/02/2011 chị chính thức được trường tuyển dụng theo Quyết định số 363/QĐ-ĐHYHN.
…. và những sai phạm của ông Nguyễn Đức Hinh bắt đầu từ đây!
Sau khi trúng tuyển, chị được ký hợp đồng làm việc lần đầu (thử việc) trong vòng một năm với trường ĐHYHN. Ngày ký hợp đồng là 18/02/2011, tuy nhiên trong hợp đồng ngày bắt đầu chị làm việc lại là 01/02/2011. Nếu tính từ thời điểm này, chị còn chưa nhận được Quyết định tuyển dụng (14/2/2011) từ nhà trường. Như vậy, Trường ĐHYHN đã đi ngược lại với quy trình về thời gian tuyển dụng, làm việc.
Tiếp đó, sau 01 tháng 10 ngày kể từ thời điểm làm việc (01/02/2011), chị mới nhận được Quyết định 656/QĐ-ĐHYHN của Nhà trường về việc cử người hướng dẫn viên chức thử việc. Trong khi việc cử người hướng dẫn thường diễn ra ngay sau thời gian người lao động tới làm việc. Sự chậm trễ này khiến chị phải tự mình tìm hiểu, nghiên cứu về nhà trường, chuyên môn với nhiều khó khăn, đặc biệt trong thời gian đầu.
Trong quá trình làm việc, chị Vân bị sảy thai. Công việc thì mới bắt đầu với nhiều khó khăn, Nhà trường và Trung tâm KT&ĐBCLGD nơi chị làm việc lại gây khó dễ hơn cho chị, chỉ cho phép chị được nghủ 07 ngày trong khi theo Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội, chị được nghỉ 20 ngày vì chị sảy thai từ 1 tháng đến 3 tháng tuổi. Đây có thể coi là một sai phạm quá lớn đối với một Nhà trường hàng năm đào tạo ra hàng nghìn bác sỹ với danh tiếng đứng đầu cả nước. Lại không hề chú ý đến cán bộ nhân viên đang làm việc phục vụ nhu cầu đào tạo tại Nhà trường. Giờ thử hỏi hai chữ “lương y” còn ở đâu?
Sau hơn một năm chị học tập và làm việc với trách nhiệm và lòng tận tụy. Ngày 01/8/2012 trường ĐHYHN đã ban hành Quyết định 2202/QĐ-ĐHYHN về việc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức thử việc cùng nhiều điều bất hợp lý:
1) Nhà trường không thực hiện đúng quy trình đánh giá viên chức thử việc. Ngày 15/6/2012 Ban giám hiệu Nhà trường họp đánh giá, bình xét kết quả viên chức tập sự trong khi chị Vân không hề hay biết cũng như không được nhận bản kết quả sau đánh giá. Điều đó trái với quy định tại Khoản 1, Điều 3 và Khoản 1, Điều 44 của Quyết định số 28/2006/QĐ-BYT ngày 29/9/2006 về việc ban hành Quy chế đánh giá viên chức trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế: “1. Khi đánh giá phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm tính khách quan, toàn diện, công khai, minh bạch” và “1.Nội dung đánh giá viên chức phải được thông báo cho viên chức; 2. Kết quả phân loại viên chức được công khai trong đơn vị sự nghiệp công lập”.
2) Nhà trường chấm dứt hợp đồng làm việc với chị Vân vì lý do sau khi đánh giá kết quả viên chức thử việc cho thấy chị không đáp ứng được yêu cầu công việc của ngạch đảm nhiệm là không đúng. Vì trên thực tế, trong quá trình làm việc chị chưa từng vi phạm bất kỳ một hình thức kỷ luật nào. Đồng thời, chị luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.Vì vậy, chị đã đề nghị Nhà trường cho nhận lại hồ sơ viên chức để kiểm tra bản đánh giá kết quả thực tập trên nhưng nhà trường đã cố tình không gửi lại cho chị.
3) Nhà trường cũng không thực hiện đúng thủ tục giải quyết chấm dứt hợp đồng làm việc vì đối với trường hợp chấm dứt do viên chức không đáp ứng được yêu cầu công việc của ngạch đảm nhiệm thì theo Khoản 3, Điều 41, Mục 11 Nghị định số 121/2006/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP: “người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức phải thông báo cho viên chức ba tháng trước khi ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc để viên chức đi tìm việc làm mới.”. Tuy nhiên, nhà trường không có bất kỳ một thông báo nào gửi tới chị Vân trước khi ra Quyết định 2202/QĐ-ĐHYHN về việc chấm dứt hợp đồng làm việc.
4) Nhà trường căn cứ vào Nghị định đã hết hiệu lực pháp luật để chấm dứt hợp đồng lao động lao động với chị Vân, cụ thể là Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ quy định về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Sau sự việc trên, chị đã nhiều lần đưa đơn khiếu nại tới Nhà trường cũng như cơ quan chủ quản Bộ Y Tế nhưng các Cơ quan cố tình kéo dài thời gian, gây khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại. Hơn thế, Nhà trường còn không làm thủ tục trả sổ bảo hiểm xã hội cho chị trong suốt hơn 04 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng làm việc. Làm trái quy định của pháp luật tại Điểm c, Khoản 1, Điều 18 và Điều 43 BLLĐ “Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc”; “Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày”.
“Tức nước vỡ bờ” – Trường ĐHYHN sai phạm nối liền sai phạm, khiến cho cuộc sống của chị Vân trong hơn hai năm gặp nhiều khó khăn cả về kinh tế lẫn tinh thần. Đặc biệt, làm cho chị mất niềm tin vào cuộc sống mà cụ thể ở đây là trường ĐHYHN – ngôi trường mà chị đã dành hết tâm huyết, sự nỗ lực để cống hiến và tháng 7/2013 chị Vân quyết định đưa vụ việc ra Tòa để chông chờ vào cơ quan tư pháp và nhờ sự trợ giúp pháp lý của một luật sư nhưng sau hơn một năm, vụ việc của chị vẫn đi vào bế tắc.
Thông qua các kênh thông tin đại chúng và mạng xã hội, chị đã tìm hiểu, biết đến Văn phòng Luật sư Đồng Đội và LS. Trần Xuân Tiền – người có nhiều kinh nghiệm chuyên môn và tâm đức với nghề. Ngày 02/10/2014, chị gửi Đơn mời luật sư tới VPLS Đồng Đội muốn sẽ được Văn phòng tư vấn và đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chị trước pháp luật.
Ngày 21/10/2014 LS. Trần Xuân Tiền đã nhận được Giấy chứng nhận “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự” từ Tòa án Nhân dân quận Đống Đa, Tp. Hà Nội. Nhận thấy vụ việc xảy ra giữa Trường ĐHYHN và chị Vân là điều các bên đều không mong muốn. VPLS Đồng Đội đã gửi Công văn đề nghị làm việc với Lãnh đạo của Nhà trường để tìm cách giải quyết hợp lý, hợp tình và nhanh chóng chấm dứt vụ việc kéo dài suốt hơn hai năm qua.
Theo đúng lịch hẹn, ngày 4/11/2014 Luật sư Trần Xuân Tiền và 1 thư ký Luật sư đến làm việc với Trường Đại học Y Hà Nội mới nhận được được câu trả lời từ Phòng Hành chính Tổng hợp là Lãnh đạo Trường từ chối làm việc. Như vậy, Trường Đại học Y Hà Nội với cả một hệ thống tổ chức hành chính ăn lương nhà nước, nhưng không có một phản hồi nào tới VPLS Đồng Đội kể từ ngày nhận được Công văn đúng một tuần. Điều đó phần nào cho thấy thực trạng kỷ luật, kỷ cương hành chính và văn hóa trong cách ứng xử, làm việc của Lãnh đạo Trường ĐHYHN ???
Giờ đây, vụ việc vẫn tiếp tục diễn ra và Văn phòng Luật sư Đồng Đội đang làm hết khả năng với lòng tận tâm nhất để giúp đỡ chị Vân !!!
DẪU RẰNG NGƯỜI CÓ CHỨC CÓ QUYỀN HỌ LÀM GÌ MÀ CHẲNG ĐƯỢC NHƯNG HỌ CÓ CHỨC QUYỀN MÃI HAY KHÔNG VÀ QUI LUẬT NHÂN QUẢ LUÔN ĐI CÙNG NĂM THÁNG CUỘC ĐỜI MỖI CON NGƯỜI. NÊN LÀM GÌ HAY NGHĨ ĐẾN CHỮ TÂM !!!!!!
Bài viết của bạn Nguyễn Thúy nhân viên VPLS Đồng Đội
1 phản hồi
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.