Tư duy là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công. Chính vì vậy mọi vấn đề trong cuộc sống buộc chúng ta phải luôn luôn tư duy. Ngoài người Do Thái, lối tư duy của người Nhật cũng rất khôn khéo, linh hoạt thường xuyên được áp dụng trong cuộc sống, công việc. Vậy học cách tư duy của người Nhật thông qua việc thu hồi nợ như thế nào để có hiệu quả?
Là quá trình hoạt động của tinh thần, sự sắp xếp, thay đổi các ý nghĩ của bản thân dựa trên các mối quan hệ và liên hệ bên trong là cách hiểu về tư duy. Người Nhật rất chú trọng đến việc tư duy, từ tuân thủ thời gian, ăn uống đúng giờ, xếp hàng khi qua đường, biết tôn trọng sở thích và quyền riêng tư của người khác,…Trong công việc vận dụng triệt để các chiến lược, triết lý kinh doanh, người Nhật luôn tư duy, vận động, suy nghĩ và đặc biệt đơn giản hóa suy nghĩ trong mọi vấn đề như: xem khách hàng là thượng đế; hết mình với công việc; đặt chữ tín lên hàng đầu…đặc biệt xem lợi ích của khách hàng là mục tiêu cao nhất. Điều này giúp họ giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn đồng thời không tạo áp lực cho bản thân.
Bản chất của thu hồi nợ là hoạt động đôn đốc, trao đổi, đàm phán với khách nợ để thu hồi lại số tiền đã được các bên thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Thu hồi nợ là một trong những mảng có thế mạnh của Văn phòng luật sư Đồng Đội – Đoàn luật sư TP. Hà Nội. Trong nhiều năm qua Văn phòng đã và đang tham gia giải quyết thu hồi nợ cho nhiều khách hàng khác nhau đạt được được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Vì thế, Văn phòng luật sư Đồng Đội được xem là địa chỉ có uy tín về mảng thu hồi nợ, nên được nhiều khách hàng: cá nhân, doanh nghiệp cả trong và ngoài nước tin tưởng, hợp tác sử dụng dịch vụ. Để có được điều này, chính là sự linh hoạt, sáng tạo trong việc áp dụng tư duy kinh doanh của người Nhật của Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng VPLS Đồng Đội. Dưới đây là bài chia sẻ của ông về vận dụng tư duy của người Nhật trong việc thu hồi nợ:
“Tôi có duyên được phục vụ cho 2 công ty cho thuê tài chính của ông chủ người Nhật, tôi học được nhiều điều ở họ về quản lý nhân sự, quản trị kinh doanh mà tôi ngấm nhất là đàm phán chốt Hợp đồng dịch vụ pháp lý. Chả là khi tôi vào TP. Hồ Chí Minh gặp bộ phận giúp việc, tham mưu để chọn đối tác lâu dài, tiềm lực, an toàn cho họ. Họ rất thẳng thắn phỏng vấn trao đổi và “kiểm tra khả năng” của tôi. Mọi thứ đều ổn vì tôi có tâm lý cũng thoải mái và nếu nhận cũng tốt mà không cũng chẳng sao vì VPLS Đồng Đội nhiều loại việc khác nhau trên địa bàn cả nước rồi. Có một điều tôi nể nhất là: vì tôi không có đủ thông tin về nợ xấu, mức độ, và số việc trên từng địa bàn nên tôi nghĩ chỉ đưa ra mức % khiêm tốn, cộng với các khoản chi ban đầu cũng có nhưng bên đối tác đã chấm điểm tôi và đưa ra mức thù lao cao hơn, chuẩn hơn tôi đề xuất. Thế mới hiểu chọn đối tác để cùng WIN WIN là phải cho thuận lợi cho đối tác chứ không nên khôn quá, khôn là phải biết tạo điều kiện cho đối tác chứ khôn mà đối tác không làm được, không có lãi thì chỉ có tan sớm (Hợp đồng với 1 công ty được gia hạn 5 lần tức 5 năm), vậy là sau này điều này thấm vào máu tôi, tôi đã luôn chia sẻ để cùng thắng và chia sẻ kết quả khi công việc thuận lợi. Cái được nhất là được khách hàng hài lòng và khách hàng giới thiệu khách hàng khác cho mình. Cảm ơn các đối tác của tôi luôn cho tôi những bài học mới!”
Bài học rút ra từ câu chuyện trên là cách vận dụng linh hoạt triết lý kinh doanh “tôn trọng và đảm bảo lợi ích của khách hàng” và tuân thủ phương châm hoạt động của VPLS Đồng Đội “khách hàng là người thân” nên đã tạo được sự tin tưởng, sử dụng dịch vụ pháp lý của khách hàng trong nhiều năm và lan tỏa nhiều giá trị cho các khách hàng mới, đòi hỏi người làm nghề phải có Tâm, xem việc tiết kiệm chi phí cho khách hàng cũng như của mình. Tuy nhiên, cũng cần hết sức khôn khéo, linh hoạt khi vận dụng triết lý kinh doanh này, bởi một số khách hàng nghĩ rằng mức % phí càng thấp thì đi kèm với chất lượng hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng. Là một nhà kinh doanh thông thái hãy để cho khách hàng tự đánh giá và đề xuất mức chi phí hợp lý. Khi thấy được giá trị mà người bán hàng mang lại, ắt hẳn khách hàng sẽ trả cao nhiều hơn so với mức thỏa thuận ban đầu, nhưng sự khiêm tốn chưa bao giờ là thừa nếu bạn đề xuất, thỏa thuận mức phí phù hợp.
Một ví dụ thực tế ở Nhật cho thấy, các doanh nghiệp Nhật thường lấy thị trường làm trung tâm để phát triển. Bởi họ cho rằng “hàng tốt, giá trẻ” là tiêu chí luôn được đề cao của khách hàng ở hầu hết mọi thời đại, cho dù nền kinh tế, sở thích của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian. Đây được xem như là nguyên tắc, nghệ thuật kinh doanh, và đức tính kiên định trong tư duy của người Nhật: kỹ năng quản lý hệ thống chất lượng; kỹ năng quản lý giá thành tối ưu để đề cao lợi ích cho khách hàng, nhưng vẫn đảm bảo chữ tín. Mặc dù ngành xe hơi và đồ điện gia dụng của Nhật Bản ra đời sau so với các nước khu vực Châu Âu nhưng sản phẩm của Nhật vẫn được nhiều khách hàng tin tưởng, sử dụng và người Nhật đã rất thành công khi tư duy mở áp dụng triệt để triết lý kinh doanh này.
Vì vậy, việc tôn trọng lợi ích lâu dài cho khách hàng là nguyên tắc giúp cho việc kinh doanh nói chung, lĩnh vực thu hồi nợ nói riêng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển và thành công./.
Người viết: Lê Thanh Bình – VPLS Đồng Đội
___
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội