TÌNH HUỐNG: Công ty A sẽ cấp tài khoản cá nhân cho nhân viên khi được nhận vào làm để đăng sản phẩm, bài viết lên các nền tảng. Cách đây không lâu, có một bạn nhân viên B xin nghỉ việc đột ngột, không nói rõ lý do. Sau khi bạn nhân viên B đã xóa hết những bài viết, tài liệu do bạn thực hiện trong thời gian làm việc tại công ty. Xin hỏi quý luật sự bạn B xin nghỉ như vậy có đúng với pháp luật và công ty B có thể khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp này được không?
Như vậy, vấn đề người lao động xóa dữ liệu công ty khi nghỉ việc được rất nhiều người quan tâm. Vấn đề này có rất nhiều ý kiến khác nhau, có người đồng ý, cũng như có người không đồng ý, mỗi người đều có quan điểm và lý lẽ riêng của mình. Để làm rõ vấn đề này, đoàn luật sư Đồng Đội nghiên cứu và xin tư vấn cụ thể như sau:
- Lý do các bên chấm dứt hợp đồng lao động
– Có nhiều lý do khiến các bên chấm dứt hợp đồng với nhau, có thể do các yếu tố khách quan và cũng như các yếu tố chủ quan hoặc do các lý do khác. Tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể:
…….
(9) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
……
– Trong trường hợp này chị A đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Khoản 10 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019. Chị A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019:
(1).Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tạiĐiều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tạikhoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
…….
– Nếu bạn B đã thỏa mãn các quy định tại Điều 34 và Điều 35 Bộ luật Lao động thì B không trái với quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm của các bên khi chấm dứt hợp đồng lao động
– Tại Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
(1). Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2.1 Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
– Quy định tại Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động:
(3). Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
– Công ty có trách nhiệm tự quản lý/lưu trữ dữ liệu. Trong trường hợp nhân viên tự lưu dữ liệu công ty bằng máy tính cá nhân, khi xảy ra sự cố thì người chịu thiệt hại vẫn là công ty. Vì thế phía công ty cần có nơi lưu trữ dữ liệu chung để đảm bảo an toàn cho công ty, tránh những trường hợp người lao động vô ý hoặc cố ý xóa dữ liệu công ty.
– Công ty có trách nhiệm quy định rõ về các nghĩa vụ của người lao động đối với các tài sản của công ty (dữ liệu, máy tính cấp cho người lao động, hồ sơ, tài liệu con dấu) khi nghỉ việc trong hợp đồng hay thỏa ước lao động tránh trường hợp xảy ra tranh chấp không đáng có.
2.2. Trách nhiệm của người lao động.
– Quy định tại Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người lao động:
(2) Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
– Người lao động cần hiểu rõ về trách nhiệm của mình trong việc lưu trữ và quản lý dữ liệu của công ty. Cần tuân thủ những quy định về việc lưu trữ dữ liệu công việc và đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của công ty. Trong trường hợp người lao động làm mất dữ liệu hoặc xóa dữ liệu khi chưa tải lên nơi lưu trữ dữ liệu chung của công ty thì người chịu toàn bộ trách nhiệm là người lao động. Người lao động có thể bị công ty xử lý kỷ luật theo điều 124 bộ luật lao động 2019 quy định:
(1) Khiển trách
(2) Kéo dài thời hạn nâng lương nhưng không quá 6 tháng
(3) Cách chức.
(4) Sa thải
– Và tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động:
(1) Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
– Có thể hiểu rằng pháp luật không quy định về việc người lao động có nghĩa vụ phải bàn giao lại công việc cho người khác. Tùy theo mong muốn của người lao động có muốn bàn giao hay không; công ty không có quyền phạt hoặc yêu cầu bồi thường khi người lao động không bàn giao công việc.
Tuy nhiên, tại khoản 2 điều 5 Bộ luật Lao động có quy định nghĩa vụ của người lao động là thực hiện theo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các thỏa thuận hợp pháp khác. Do vậy nếu trong hợp đồng hay thỏa ước có quy định về việc phải bàn giao công việc trước khi nghỉ việc thì người lao động phải bàn giao công việc của mình.
LƯU Ý: Theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay (Bộ luật dân sự năm 2015), việc bàn giao tài sản phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên (Bên bàn giao tài sản và bên nhận bàn giao tài sản), chỉ khi xác lập thành thành văn bản đối với các tài sản được bàn giao thì khi tranh chấp xảy ra mới được tòa án bảo vệ quyền lợi.
– Trước khi nghỉ việc người lao động có trách nhiệm bàn giao lại công việc cho người sẽ tiếp nhận công việc của bạn do công ty quy định trong hợp đồng, thỏa ước, nội quy. Người lao động bàn giao lại các dữ liệu mình đã/đang có và dành thời gian hướng dẫn, giúp đỡ cho họ để có thể hiểu và sử dụng được các dữ liệu mà bạn bàn giao.
Vậy, khi người lao động đã bàn giao hết tất cả công việc và các dữ liệu công ty cho người tiếp nhận bàn giao thì người lao động cần thông báo cho lại công ty khi bạn đã bàn giao đầy đủ công việc cũng như dữ liệu cho người khác theo đúng quy định của công ty. Trong trường hợp này người lao động được quyền xóa tất cả các giữ liệu của công ty.
– Trường hợp người lao động không bàn giao hay cố ý chiếm đoạt, xóa các dữ liệu của công ty được coi là cố ý phá hoại tài sản của công ty nên người lao động phải chịu hình thức xử lý kỉ luật của công ty. Nếu người lao động không chịu thỏa thuận về hình thức xử phạt thì công ty có quyền khởi kiện ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại để bảo vệ quyền là lợi ích hợp pháp của công ty
Vậy cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền giải quyết?
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
– Điều 200 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
(1) Hoà giải viên lao động.
(2) Toà án nhân dân.
– Hoặc có thể gửi đơn đến cơ quan công an để tố giác tội phạm cho hành vi của tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; theo quy định tại điều 342 bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017:
1.Người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5.Những bấp cập trong việc xóa dữ liệu công ty khi nghỉ việc.
– Thứ nhất: công ty không sát sao việc quản lý dữ liệu là nguyên nhân gián tiếp cho việc người lao động vô tình hoặc cố ý xóa dữ liệu công ty khi nghỉ việc.
– Thứ hai: Công ty cần ra những quy định cụ thể về việc bàn giao dữ liệu công việc trước khi nghỉ làm
– Thứ ba: Một số người lao động có ý thức kém cố ý xóa giữ liệu của công ty nhằm gây thiệt hại cho công ty.
Đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên. Người lao động và công ty cần phối hợp chặt chẽ với nhau về việc quản lý và bàn giao dữ liệu công ty. Công ty cần có những quy định cụ thể về các quy định về quản lý dữ liệu và bàn giao dữ liệu của công ty. Người lao động cần có trách nhiệm, thực hiện tốt và phối hợp với công ty trong việc quản lý dữ liệu và bàn giao lại cho công ty.
TTS Văn phòng luật sư Đồng Đội
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi