Ít có nghề nào có bộ quy tắc ứng xử, quy định được làm & không được làm cụ thể chi tiết đầy đủ như LS, Đây vừa là quyền và cũng là nghĩa vụ là biển cấm, biển hạn chế rủi ro của nghề được quy định tại Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019. Có thể kể đến như:
Các trường hợp luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc của khách hàng theo Quy tắc 11 trong Bộ quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 gồm:
– Khách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư mà luật sư biết rõ người này có biểu hiện lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích không chính đáng làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng.
– Khách hàng yêu cầu dịch vụ pháp lý của luật sư mà luật sư biết rõ khách hàng có ý định lợi dụng dịch vụ đó cho mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo yêu cầu của người khác.
– Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chứng cứ giả hoặc yêu cầu của khách hàng trái đạo đức, vi phạm điều cấm của pháp luật.
– Vụ việc của khách hàng có xung đột về lợi ích theo quy định tại Quy tắc 15 trong Bộ quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019.
Hay theo Quy tắc 13 trong Bộ quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 thì luật sư có thể từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:
– Khách hàng đưa ra yêu cầu mới mà yêu cầu này không thuộc phạm vi hành nghề luật sư hoặc trái đạo đức, trái pháp luật;
– Khách hàng không chấp nhận ý kiến tư vấn giải quyết vụ việc đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức do luật sư đưa ra, mặc dù luật sư đã cố gắng phân tích thuyết phục;
– Khách hàng vi phạm cam kết theo hợp đồng dịch vụ pháp lý mà các bên không thể thỏa thuận được hoặc quan hệ giữa luật sư với khách hàng bị tổn hại không phải do lỗi của luật sư;
– Có sự đe dọa hoặc áp lực về vật chất hoặc tinh thần từ khách hàng hoặc người khác buộc luật sư phải làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp;
– Có căn cứ xác định khách hàng đã lừa dối luật sư.
Tôi không bàn về bộ quy tắc mà muốn chia sẻ về những việc rất cụ thể mà đã gặp :
– Từ chối những vụ việc nhạy cảm ví dụ giết người man rợ ( đã có Luật sư chỉ định đâu bắt Luật sư phải nhận ..Nhận vụ như thế bào chữa tốt cho bên này thì làm đau bên kia, làm tổn thương nhiều người thì tốt nhất là không nhận vì không bắt buộc nhận ) từ chối những yêu cầu của kẻ dấu mặt, từ chối những yêu cầu linh tinh, ném đá dấu tay.. như có 1 khách hàng muốn Luật sư tố cáo nặc danh để làm mất uy tín.. cán bộ nọ cán bộ kia ( Trái đạo đức , trái quy chế và còn không phù hợp ứng xử tối thiểu, không thể để đồng tiền sai khiến mình, bắt mình làm tất cả , kiếm đồng tiền bẩn không nên .. )
– Từ chối những yêu cầu kì quặc, của nhóm đông, của mong muốn quá mức hay quá nhỏ nhặt .. hãy khuyên họ buông bỏ không đi kiện.. ví dụ xúc phạm nhân phẩm danh dự .. mà nhắn tin họ đã thôi, đã gỡ tin bài..
– Từ chối những yêu cầu tuy đúng pháp luật nhưng lại tác động đến tình cảm gây ra hậu quả không nhỏ lâu dài.. ví dụ như kiện nhau ra toà để giải quyết thừa kế mà giá trị vật chất không lớn, tinh thần thì không nên..https://dantri.com.vn/…/khong-doi-chia-thua-ke-de-giu
Tóm lại có rất nhiều, rất nhiều điều để nói về việc nhận hay không nhận thực hiện Hợp đồng pháp lý với khách hàng. Có một điều nói ra để khách hàng cũng cần hiểu việc Luật sư và nhờ Luật sư khi nào, cái gì..
Những cũng có 1 thoáng qua nói cho các bạn trẻ biết đó là cái ” sướng ” của nghề Luật sư – Nghề đặc biệt, nghề tự do là được làm những việc mình thích, được tự do lựa chọn, tự do tiếp nhận khách hàng mà không bắt buộc như nghề y, như trong nhà nước (Trong nhà nước vẫn có quyền từ chối nhưng rất khó , rất mệt vì quan hệ hành chính, vì quy định của nghề Y là cấp cứu.. )
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi