Luật sư ngoài việc nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn của mình thì còn cần làm những gì để có thể quản lí được một tổ chức hành nghề luật sư của riêng mình, quản lí được những người đang làm việc cho mình?
Đây thực sự là một vấn để nan giải, bởi thông thường các luật sư sẽ chỉ tập trung vào nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn của mình mà quên đi việc học kĩ năng quản lí. Trong khi đó kĩ năng quản lí lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Bởi vì đối với một luật sư, việc quản lí tốt là trụ cột quan trọng trong sự thành công của một luật sư. Đặc trưng của nghề khiến công việc đòi hỏi sự hiệu quả, chuẩn xác và đặc biệt là khả năng quản lý thông tin một cách có tổ chức. Thời gian và thông tin là hai yếu tố quan trọng trong lĩnh vực này. Kỹ năng tổ chức tốt có thể mang đến nhiều tác động tích cực cho luật sư.
Luật sư Trần Xuân Tiền- Trưởng văn phòng luật sư Luật sư Đồng Đội có một vài chia sẻ về chủ đề này như sau:
“ Tôi đọc trên mạng có người nói, quản lý một gia đình khó hơn một Tập đoàn. Tôi thì không dám so sánh vì tôi đâu đã được quản lý một Tập đoàn bao giờ mà biết. Nhưng tôi biết ngụ ý nói lên, quản lý một gia đình vô cùng khó khăn, để gia đình yên ấm, mọi thành viên đều hoà đồng, cùng giúp nhau, cùng tiến bộ, cùng học hành tích cực & luôn hướng thiện.. thì chẳng có đơn giản chút nào ( chưa kể gia đình còn có kiểu con anh con em con chúng ta, tập nọ tập kia, con nuôi con đẻ.. ).
Lí do tôi nói như thế là bởi vì các lí do:
Thứ nhất, trong nhà là quan hệ huyết thống là cơ bản nên tính nết hay giống nhau và kị nhau, con cái lớn lên cũng hấp thu ” bụt nhà không thiêng, dao sắc không gọt được chuôi..” chưa kể là phải dấu cái xấu cái kém của thành viên với lời dặn từ xưa “Có gì trong nhà đóng cửa bảo nhau.. ” Vậy nên rất khó ăn khó nói rất khó quản trị
Thứ hai, gia đình không thể thích là nhích, nói lý hôn giải phóng nhau nhưng cứ nói ly hôn là ly hôn được đâu còn bao chuyện, còn sỹ diện, còn nọ kia nên không ít hoàn cảnh sống như tra tấn như địa ngục vẫn phải sống .. Ở đó làm gì có tâm đầu ý hợp làm gì có chuyện trên dưới nghiêm minh. Điều đh không các bạn
Thứ ba, là trong gia đình nhiều thế hệ, tuổi tác, tính cách, giới tính .. chỉ cần trẻ thì thích ăn đồ rán, già thì muốn ăn luộc, béo thì ăn kiêng.. đã khó cho bữa cơm gia đình và từ bữa cơm cứ tưởng nhỏ mà không nhỏ vì ở đó kết tinh sự đoàn kết, sự quan tâm, chia sẻ xum vầy.., mà vui sao được mỗi anh mỗi ý .. mỗi khẩu vị..
QUẢN LÝ MỘT GIA ĐÌNH rất khó việc các cụ nói trước hết là TỀ GIA.. Chả có ai dạy trước khi lập gia đình mà toàn học mót mà toàn vừa sống vừa học vừa điều chỉnh. Vậy nên cũng đã có không ít cặp vợ chồng trẻ lại học cách sống kiểu HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN. Họ sòng phẳng quá, rõ ràng quá, phân chia quá để quản nhau, thì cũng đâu có được. Đêm tân hôn đã tính toán thiệt hơn.
Quản lý gia đình không xong thì quản lý một công ty một tổ chức nhất là các công ty nho nhỏ, công ty gia đình thì càng không đơn giản chút nào ..Cơ quan to nó có ban có bệ, Công ty nhỏ vừa làm thầy vừa làm tớ đôi lúc rồi điều kiện sống, điều kiện phát triển nên nhân lực thay đổi liên tục đâu đùa.. nay bạn này xin nghỉ, mai bạn kia thai sản, mai bạn kia đi học.. Rất nhiều điều phải lo phải bàn nhưng đa phần các sếp nhỏ chả ai đào tạo, tự thành lập doanh nghiệp là thành sếp .. sếp không ra sếp thì lấy đâu ra nề với chả nếp. Sếp không gương mẫu không giỏi làm sao đi điều hành được người giỏi hơn mình cá tính hơn mình …
Vậy nên tự học, tự rèn, tự đào tạo, tự học cách quản trị bản thân mình đi đã rồi mới đi dạy người khác, hãy làm thợ đi rồi mới làm thầy, hãy có thời gian làm lính làm phụ hồ đi rồi hãy làm CEO kẻo lập công ty thì dễ mà duy trì để mà thành công thì vô cùng khó trong cơ chế thị trường, trong không khí chính trị hiên nay..( cần làm thật để sống thật mà thật thì vô cùng khó, mà làm láo thì vào trại rất gần )
KHÓ VẪN PHẢI SỐNG VẪN PHẢI LÀM .. NÊN CẦN CỐ GẮNG HÀI HOÀ BUÔNG BỎ BẰNG LÒNG VẬY CẦM LÒNG VẬY .. không nên SO SÁNH, không nên GIÁ NHƯ mà ĐÓ LÀ PHÚC PHẦN của mình đến thế. KHÔNG AI ĐƯỢC CẢ mà CHẢ AI KHÔNG CÓ PHÂN CÓ PHẦN đâu các bạn ạ.”
Quản lí là một kỹ năng khó, đòi hỏi con người ta phải chiêm nghiệm rất nhiều để rút ra bài học cho cá nhân mình. Ngay từ bây giờ, hãy học cách quản lí từ những thứ nhỏ nhất, để tập thành thói quen. Để khi có một doanh nghiệp của riêng mình, bạn cũng có thể quản lí nó một cách dễ dàng hơn.
Chia sẻ của LS Trần Xuân Tiền – Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội
Các bạn có thể xem thêm các bài viết về kĩ năng sống tại:
- https://www.facebook.com/share/p/jpnPzgHTXRav1ASt/?mibextid=oFDknk
- https://www.facebook.com/share/p/jpnPzgHTXRav1ASt/?mibextid=oFDknk
- https://dongdoilaw.vn/thi-hanh-an-dan-su-phai-nghiem-minh-kip-thoi-dung-luat/
- https://dongdoilaw.vn/ban-an-quyet-dinh-bi-huy-bo/
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi