Luật sư là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn được hành nghề theo quy định của pháp luật. Theo đó, luật sư có thể tham gia vào bất kỳ khâu nào trong quá trình giải quyết vụ án, trong đó có việc tham gia vào quá trình giải quyết thi hành án dân sự với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Nhiều người nghĩ việc tham gia vàp quá trình giải quyết thi hành án của luật sư ở giai đoạn này là dễ dàng, và không có khó khăn.
Tuy nhiên, trên thực tế, qua quá trình tiếp cận và giải quyết vụ việc của luật sư thì thấy rằng giai đoạn thi hành án cũng không hề đơn giản như chúng ta nghĩ. Điều này được thể hiện ở chỗ, luật sư đã phát hiện ra nhiều sai phạm của Chấp hành viên và Cơ quan thi hành án trong quá trình xác minh điều kiện thi hành án, ban hành quyết định thi hành án, tổ chức thi hành án, và cưỡng chế thi hành án. Hàng trăm lá đơn đã được gửi đi các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan có liên quan nhưng vẫn chưa giải quyết các sai phạm của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án, điển hình như vụ việc của Công ty Cổ phần Nam Thái Bình Dương: https://baovephapluat.vn/vien-kiem-sat-khang-nghi-kien-nghi/phat-hien-nhieu-vi-pham-trong-thi-hanh-an-vien-kiem-sat-kien-nghi-huy-ket-qua-151962.html
Là luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực thi hành án dân sự, đã và đang tiếp nhận và tham gia giải quyết nhiều vụ việc thi hành án dân sự, dưới đây là những lời chia sẻ của Luật sư Trần Xuân Tiền – Văn phòng luật sư Đồng Đội xoay quanh câu chuyện luật sư với việc tham gia giải quyết thi hành án dân sự:
“Với 60 tuổi đời hơn 40 năm công tác nhưng khi làm luật sư nhận các vụ về Thi hành án dân sự nhất là các vụ đã bị cưỡng chế giao tài sản, bán đấu giá xong thực sự vất vả đụng chạm.
Cái vất vả nữa chính là đụng đến trách nhiệm của Chấp hành viên mà chính mình đã từng làm Chấp hành viên trưởng 15 năm liền (năm 1993, Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Chấp hành viên trưởng).
Cái khó nữa là các Chấp hành viên đã cưỡng chế thì không ai sửa sai cho nhẹ nhàng như kháng cáo của toà mà là sai, đúng & là bồi thường nhà nước vậy nên trong ngành vẫn hay nói vui cái nghề Thi hành án là KHÔ + KHÓ + KHỔ.
Tìm giải pháp thương lượng hoà giải chuộc lại tài sản nói thì dễ nhưng thực tế không đơn giản vì Chấp hành viên đã qua sông rồi, quyền tài sản đã chuyển giao, lợi ích, danh dự, kế hoạch của bên mua tài sản ngay tình (không kể “mua chui”, mua có biểu hiện thông đồng giá). Rất khó và rất va chạm để thành công.
Là luật sư nhận tham gia các vụ Thi hành án đã bị cưỡng chế rất mong các bên nhìn lại, nghĩ lại và cùng chia sẻ cùng tôn trọng nhau để thoả thuận an toàn nhất có thể.
Cảm ơn tất cả vì cuộc sống công việc của mỗi người & tôn trọng quyền hành nghề của luật sư quyền hạn của Chấp hành viên!”
Qua đây ta thấy rằng, dù luật sư tham gia ở giai đoạn nào đều cũng có những khó khăn nhất định, đòi hỏi sự kiên trì, bản lĩnh, trách nhiệm khi đứng trước những gian truân của vụ việc. Nhiệm vụ, trách nhiệm và bổn phận của luật sư khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng là làm hết sức, hết lòng vì công việc nên luật sư buộc phải dấn thân. Nhưng khi dấn thân lại đối đầu với Chấp hành viên và các cơ quan có thẩm quyền nên ít nhiều sẽ có sự va chạm nhất định. Điều này đòi hỏi giữa luật sư và các cơ quan, người thực thi nhiệm vụ cần hiểu tính chất công việc và hết sức cảm thông cho nhau.
Con đường kiện tụng, đấu tranh bảo vệ công lý của luật sư là vô cùng, ở đó đầy ắp những nỗi gian nan, vất vả, thức trắng đêm tìm ra phương hướng để giải quyết vụ việc, đơn từ nhiều nơi nhưng sự việc vẫn bỏ ngỏ chưa có đáp án, thậm chí có lúc mệt mỏi đến kiệt sức, nhụt ý chí, nhưng tinh thần và trách nhiệm khiến luật sư phải gồng mình đối mặt với tất cả: giữa khách hàng với luật sư, giữa luật sư với các cơ quan, người có thẩm quyền. Mặt khác, khi luật sư tham gia bảo vệ cho bên phải thi hành án, bị cưỡng chế mất hết nhà cửa, không có trú nương thân, không nơi tổ chức ma chay hiếu hỉ, nên hầu như các luật sư làm không có thù lao, mà có thì không đáng kể.
Nói tóm lại, chưa bao giờ là dễ dàng khi tiến hành tiếp nhận và giải quyết vụ việc của khách hàng, dù ở trong giai đoạn nào thì đòi hỏi luật sư cần bình tĩnh, sáng suốt, bản lĩnh, dám đối diện với sự thật khách quan, bảo vệ công bằng đây không chỉ là trách nhiệm, bổn phận của người luật sư, mà còn thể hiện đặc thù của nghề luật sư./.
Các bạn có thể xem các bài viết của luật sư về việc tham gia thi hành án dân sự:
1/ https://dongdoilaw.vn/thi-hanh-an-dan-su-linh-vuc-chuyen-sau-cua-van-phong-luat-su-dong-doi/
2/ https://dongdoilaw.vn/thi-hanh-an-dan-su-la-nghe-nguy-hiem/
3/ https://dongdoilaw.vn/co-mot-vu-thi-hanh-an-nhu-the/
4/ https://dongdoilaw.vn/thi-hanh-an-dan-su-linh-vuc-chuyen-sau-cua-van-phong-luat-su-dong-doi/
5/ https://dongdoilaw.vn/luat-su-voi-viec-thi-hanh-an-dan-su/
Biên tập: Thanh Bình – VPLS Đồng Đội
(ĐT: 0354492343, Email: lethanhbinhdhv@gmail.com)
___
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội