Thi hành án là công đoạn cuối cùng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước.
Trên thực tế kết quả thi hành án dân sự còn rất hạn chế. Có nhiều nguyên nhân để việc thi hành án tồn đọng kéo dài. (Người được thi hành án không biết kêu ai và khi nào bản án được thi hành). Một nguyên nhân quan trọng là người được thi hành án thiếu hiểu biết pháp luật về thi hành án và chưa quen nhờ luật sư giúp đỡ.
Luật sư với việc thi hành án dân sự
Ảnh minh hoạ
Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền và nghĩa vụ liên quan về thi hành án có thể nhờ luật sư hoặc uỷ quyền cho luật sư thực hiện những công việc sau:
- Tư vấn pháp luật, trợ giúp cho việc làm đơn, gửi đơn yêu cầu thi hành án
- Xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, kiến nghị với cơ quan thi hành án về việc thúc đẩy tiến độ thi hành án.
- Đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan thi hành án và các bên liên quan trong việc giải quyết thi hành án.
- Hoà giải trong thi hành án giữa các bên (người đươc thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án)
- Trợ giúp khi cơ quan thi hành án hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ, cưỡng chế, kê biên tài sản, định giá, bán đấu giá tài sản bảo đảm thi hành án.
- Khiếu nại về thi hành án (khiếu nại các quyết đinh của Thủ trưởng, chấp hành viên về việc thi hành án và sự chậm trễ trong việc thi hành án)
- Uỷ quyền nhận tài sản, tiền và các quyết định của cơ quan thi hành án.
Tuy nhiên không phải tất cả người dân đã nhận thức được vai trò của Luật sư.