Tranh chấp liên quan đến thừa kế là loại tranh chấp cơ bản, phổ biến nhất là tranh chấp về quyền sử dụng đất. Trong nhiều trường hợp, đây lại chính là nguyên nhân chính dẫn tới bi kịch của nhiều gia đình.
Mâu thuẫn thường xảy ra trong quá trình phân chia tài sản thừa kế (ảnh minh họa)
Theo Điều 624 BLDS 2015 quy định, “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.” Nếu không có di chúc hoặc di chúc không thể hiệu lực trong thực tế vì điều kiện khách quan, tài sản thừa kế sẽ được xử lý theo pháp luật. Khái niệm này được quy định ở Điều 649 BLDS: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.”
Thông thường, người sở hữu tài sản sẽ thực hiện lập di chúc sớm và quá trình lập di chúc có thể được bàn bạc, thông tri với người thân trong gia đình. Tuy nhiên, quá trình lập di chúc không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Thực tế đã có nhiều vụ án đau lòng xảy ra do mâu thuẫn giữa người thân, họ hàng trong quá trình phân chia kế thừa tài sản.
Vào cuối tháng 10 – 2022, vụ việc ba người con gái mang xăng đến đốt nhà mẹ do xung đột trong việc phân chia đất đai ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã làm rúng động dư luận. Các nạn nhân trong vụ cháy bao gồm mẹ và hai người con gái đều thiệt mạng, chỉ còn một người bị thương nặng và chịu án phạt đến 22 năm tù giam. Như vậy chỉ vì một khúc mắc có thể giải quyết bằng lời nói giữa các thành viên, thảm kịch đáng buồn đã xảy ra, hủy hoại một gia đình và mang đến những đau thương không thể chữa lành.
Căn nhà nơi xảy ra vụ việc bi kịch
Vụ án trên không phải là thảm kịch duy nhất gây ra bởi tranh chấp trong các vụ thừa kế. Đã có không ít những vụ án vì xung đột trong việc sở hữu tài sản mà người thân ruột thịt gây ra các vụ xô xát, thậm chí sát hại nhau. Đáng buồn thay, người khởi kiện trong các vụ việc thường là người đã rời quê, ít chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già. Khi bắt đầu phân chia tài sản kế thừa – đặc biệt là quá trình phân chia quyền sử dụng đất – là lúc mọi tranh chấp, đối chọi âm ỉ trước đó bùng lên.
Trách nhiệm của luật sư khi tham gia hòa giải thừa kế không chỉ đơn giản là giành phần thắng cho thân chủ, then chốt nhất đó là trở thành người trung gian hòa giải, nối lại những mối quan hệ đã tan vỡ. Điều quan trọng hơn cả đối với luật sư trong các vụ việc mang tính chất phức tạp như này là phải giúp khách hàng – dù thắng hay thua – giải quyết tranh chấp và làm lành với người thân, họ hàng.
Luật sư, cũng như bác sĩ, đều là những người hành nghề phục vụ con người. Bác sĩ không chọn bệnh nhân, còn luật sư cũng không nên chọn thân chủ. Tuy nhiên, nếu đã nhận theo đuổi một vụ việc, luật sư có trách nhiệm phải dồn toàn bộ tâm tư và trí lực để bảo vệ cho quyền lợi của thân chủ, thậm chí là giúp đỡ thân chủ hàn gắn quan hệ gia đình. Tài sản không nên là nguyên nhân phá nát tình thân, càng không nên là lí do để người thân trong gia đình quay lưng với nhau.
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi