Gọi là “ĐẠI ÁN” bởi vụ án có nhiều bị can, bị cáo, nhiều nhóm tội danh với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn. Chính vì vậy mà dư luận xã hội đều rất quan tâm, theo dõi sát sao quá trình xét xử vụ án; đồng thời Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương cũng trực tiếp theo dõi chỉ đạo vụ án này… Do tính chất xã hội như vậy nên các cơ quan tố tụng bao gồm Cơ quan điều tra Công an, Viện kiểm sát, Tòa án đều sẽ quan tâm chỉ đạo và phân công các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có trách nhiệm và năng lực cao.
Trong khi đó, giới Luật sư thì khác hoàn toàn. Luật sư là tự do, tự lo, tự trang trải, tự tìm kiếm khách hàng và cùng hành nghề như nhau. Vậy nên không có chuyện “phong hàm” các cấp bậc cao thấp cho Luật sư, đặc biệt là không có quyết định kiểu hành chính như phân công cho người giỏi, am hiểu và giàu kinh nghiệm hơn tham gia bảo vệ cho bị cáo A, bị cáo B tại phiên tòa.
Luật sư đến với khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau từ những mối quan hệ thân thiết như gia đình, họ hàng, bạn bè đến cả người lạ. Bên cạnh đó, Luật sư ở Việt Nam đa phần là nhận tất cả các vụ việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau mà ít ai từ chối, ít có Tổ chức hành nghề Luật sư nào chỉ tham gia hoặc chuyên về một mảng hình sự, dân sự hay thi hành án,… theo kiểu chuyên sâu như ở Nhà nước.
Vậy nên các Luật sư tham gia các vụ án lớn có hàng trăm Luật sư cũng có nhiều điều để nói, để rút ra bài học.. Cứ tạm gọi các phiên tòa đại án được báo chí đưa tin nhanh nhiều.. và mổ xẻ các góc độ thì cộng đồng mạng cũng có quyền đưa ra những quan điểm khác nhau. Bên cạnh những quan điểm tích cực thì còn có những quan điểm trái chiều như Luật sư chưa thực sự chuyên sâu, chưa làm rõ đúng trọng tâm của vấn đề, hỏi lan man thậm chí còn hỏi cả những vấn đề đã không cần phải chứng minh,…
Nhưng rõ ràng các phiên toà lớn không phải là các Luật sư lớn tham gia hoàn toàn mà có nhiều Luật sư lần đầu ra sân khấu lớn, bỡ ngỡ,. vỡ trận là điều khó tránh khỏi…
Tôi đã gặp đã biết có Luật sư nói với tôi là em sợ, em lo, em run.. nếu không có tôi tham gia cùng (bạn ý có thẻ Luật sư trước tôi nhưng ít tham gia tranh tụng và đến Văn phòng tôi để học hỏi kinh nghiệm trong mảng này). Tôi rất quý các bạn ý, dám nhìn vào sự thật, nhìn lại những hạn chế của chính mình. Nhưng đồng thời, tôi cũng cảm thấy đáng tiếc với những bạn có thái độ thản nhiên, không cần biết cũng chẳng trăn trở trước vụ án, tham gia tố tụng mà như dạo chơi.
Xin thưa các bạn, Luật sư cũng như những người bác sĩ. Đều trải qua thời gian học tập, nghiên cứu chuyên sâu và có tay nghề khác nhau. Có thể lấy ví dụ như có người nhà là bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, tuy nhiên bệnh của bản thân là về đường tiêu hóa thì không thể nhờ đến sự chữa trị của người nhà được và nếu như cố chấp thực hiện đến cùng thì có thể chẳng khỏi bệnh mà còn mang thêm những hậu quả không thể lường trước được.
Và cũng tương tự như nghề Luật sư, nếu như mối quan hệ quen biết, thầy trò cứ hồn nhiên giúp nhau ra trận như chưa bao giờ ra trận thì không bị phơi áo không có câu hỏi, lời bào chữa hớ hênh mới là chuyện lạ …
Tuy nhiên, nếu vì cả nể thì “người bệnh” có thể nhờ sự giúp đỡ của cả người thân là Luật sư và qua tìm hiểu để nhờ đến những Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong vụ án hình sự để hạn chế được những rủi ro hay hướng đi bất lợi cho mình.
Những VỤ ÁN LỚN CẦN THUÊ Luật sư “LỚN”… MÀ CHỚ CÓ NHỜ, MƯỢN kiểu cây nhà lá vườn thì dễ bò lành chữa bò què .. như dân gian vẫn nói vẫn khuyên
@vpls_dongdoi
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội