Theo quy định pháp luật của nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước làm đại diện sở hữu và quản lý. Chính vì vậy, Nhà nước có các quyền như là giao đất, cho thuê đất cũng như là thu hồi đất. Tuy nhiên, không phải trong các trường hợp nào mà Nhà nước cũng có quyền thu hồi đất mà phải căn cứ theo quy định của luật đất đai hiện hành. Bên cạnh những trường hợp về thu hồi đất thì các trường hợp mà không bị thu hồi đất là nội dung mà người dân cũng nên tìm hiểu. Vây những quy định về trường hợp không được thu hồi đất là gì?
1.Những trường hợp nhà nước không được thu hồi đất
Hiện nay Luật Đất đai năm 2013 không quy định về các trường hợp không được thu hồi đất mà thay vào đó Luật này quy định về các trường hợp được thu hồi đất theo khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai, gồm:
- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;
- Thu hồi đất nhằm phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Theo đó, khi có căn cứ thu hồi đất, các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện theo các quy trình sau:
Bước 1: Thông báo thu hồi đất
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi.
Bước 2: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất
Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.
Bước 3: Lấy ý kiến, lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tạ trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Bước 4: Quyết định phê duyệt và niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai hoặc gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ tái định cư đến từng người có đất thu hồi.
Bước 5: Tổ chức chi trả bồi thường
Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
Ngoài các trường hợp nêu trên thì nhà nước không được quyền thu hồi đất. Trường hợp mà nhà nước thu hồi đất mà không theo các căn cứ được quy định trong nhà nước thì sẽ bị coi là trái pháp luật.
2. Người dân cần làm gì khi nhận được quyết định thu hồi đất trái pháp luật
Trường hợp ra quyết định thu hồi đất mà không theo các căn cứ thu hồi đất theo khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai năm 2013 là trái luật. Khi đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người có quyền sử dụng đất có thể khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định thu hồi đất đó.
2.1. Đối với trường hợp khiếu nại quyết định thu hồi đất
Theo Điều 66 Luật Đất đai 2013, Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, do đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu. Quy trình khiếu nại như sau:
Bước 1. Gửi đơn và tiếp nhận đơn khiếu nại đến chủ tịch UBND cấp huyện ban hành văn bản đó.
Bước 2. Thụ lý đơn khiếu nại
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết. Trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.
Bước 3. Xác minh nội dung khiếu nại
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm sau:
– Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
– Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
Bước 4. Tổ chức đối thoại
Việc đối thoại phải được lập thành biên bản, kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
Bước 5. Ra quyết định giải quyết khiếu nại
Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại và gửi kết quả giải quyết khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại.
Bên cạnh đó, trong thời hạn 30 ngày cơ quan có thẩm quyền không giải quyết hoặc có quyết định giải quyết khiếu nại lần một mà người bị thu hồi đất không ý thì có thế khiếu nại lần hai đến người có thẩm quyền giải quyết còn đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày (khoản 1 Điều 33 Luật Khiếu nại năm 2011) hoặc có thể khởi kiện ra TAND có thẩm quyền giải quyết.
2.2. Đối với trường hợp khởi kiện quyết định thu hồi đất
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người khởi kiện quyết định thu hồi đất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ dưới đây và nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện:
– Đơn Khởi kiện quyết định thu hồi đất;
– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
– Bản sao Quyết định thu hồi đất, bản sao các quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có)…;
– Giấy ủy quyền tham gia tố tụng (nếu có);
– Bản sao Căn cước công dân (có chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);
– Hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu trong hồ sơ giải quyết việc hành chính để ra quyết định thu hồi đất đó.
– Bản thống kê danh mục các tài liệu (ghi rõ bản chính, bản sao).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Đối với quyết định thu hồi đất do Ủy ban nhân dân huyện ban hành: Tòa án nhân dân tỉnh nơi có đất bị thu hồi sẽ là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết vụ
Đối với quyết định thu hồi đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao sẽ là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết vụ án.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu khởi kiện
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong 03 ngày kể từ ngày được phân công, thẩm phán tiến hành xem xét quyết định có thụ lý vụ án hay không.
Đồng thời người khởi kiện phải đóng tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án cùng cấp là 300.000 đồng theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH 2014
Thời hạn chuẩn bị xét xử cho các vụ án, trừ vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
Như vậy, ngoài các căn cứ thu hồi đất trên mà cơ quan nhà nước ra quyết định thu hồi đất, người dân có thể khiếu nại hoặc khởi kiện quyết hành chính đó theo thủ tục của pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdo
Người viết: Nguyễn Hương Ly