Ly hôn là một quá trình đầy phức tạp, không chỉ về mặt tình cảm mà còn liên quan đến việc giải quyết nhiều vấn đề pháp lý, trong đó có vấn đề về tài sản chung. Một trong những vấn đề thường gặp và gây tranh cãi nhất chính là việc xử lý các khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân. Vậy, những khoản nợ này sẽ được giải quyết như thế nào?
1. Nghĩa vụ trả nợ thuộc về ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng thuộc trách nhiệm liên đới. Và vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
– Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
– Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
– Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Vì vậy có thể hiểu rằng đối với khoản nợ từ giao dịch do một bên vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình thì được coi là nghĩa vụ riêng của người đó. Khi đó khoản nợ sẽ do bên xác lập có nghĩa vụ trả nợ, vợ chồng không có trách nhiệm liên đới với nhau.
2. Vợ chồng có được ly hôn khi chưa trả hết nợ chung?
Căn cứ theo Điều 51 thì việc ly hôn sẽ được Tòa án giải quyết nếu có yêu cầu từ vợ, chồng hoặc có yêu cầu từ cả hai. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Tuy nhiên Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trường hợp này được hướng dẫn theo Điều 2 của Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP ngày 16/05/20224.
Dựa theo những quy định trên có thể nhận thấy rằng việc có trả hết nợ chung hay không, không phải là là căn cứ để Tòa án làm cơ sở không giải quyết việc ly hôn.
Việc giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn được quy định tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
– Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
– Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.
3. Lợi dụng việc ly hôn trốn tránh nghĩa vụ trả nợ bị xử phạt như thế nào?
Việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ được xem là hành vi ly hôn giả tạo. Hành vi ly hôn giả tạo này sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm đ khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể: Phạt tiền 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
4. Vai trò của Luật sư trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Hôn nhân và gia đình
Nếu bạn đang băn khoăn, hay đang không biết bắt đầu giải quyết những vấn đề ly hôn ra sao? Và giải quyết như thế nào? Thủ tục giải quyết ra sao? Hay đối với việc người thứ ba cần được thực hiện nghĩa vụ về tài sản muốn yêu cầu độc lập? Vậy hãy đến văn phòng Luật sư Đồng Đội chúng tôi để được tư vấn, giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Văn phòng chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm với khách hàng, suốt nhiều năm chúng tôi hoạt động theo tôn chỉ: “ Khách hàng là người thân”. Chúng tôi có thể cung cấp cho bạn những dịch vụ pháp lý công tâm, tận tâm, hiệu quả nhất đến với bạn.
Tại sao nên chọn Văn phòng luật sư Đồng Đội?
– Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm: Các luật sư của Đồng Đội có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tố tụng dân sự, am hiểu sâu sắc về pháp luật và đã thành công trong nhiều vụ án.
– Dịch vụ chuyên nghiệp: Đồng Đội cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, tận tâm, luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
– Chi phí hợp lý: Chi phí dịch vụ của Đồng Đội được niêm yết công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Như vậy, việc giải quyết các khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân khi ly hôn là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và kiến thức pháp luật. Để tránh những tranh chấp không đáng có, các cặp vợ chồng nên tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật và tham khảo ý kiến của luật sư trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
Thùy Dương – Thực tập sinh Văn phòng luật sư Đồng Đội
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi