Thi hành án dân sự là khâu cuối cùng của quá trình tố tụng nhằm đưa bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thực thi trên thực tế. Hoạt động thi hành án dân sự được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng theo quy định pháp luật sẽ giúp bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của đương sự, hoạt động thi hành án đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên trên thực tế hoạt động thi hành án vẫn còn rất nhiều khó khăn, phức tạp, tình trạng “bản án bị ngâm” không thi hành ngày càng tăng dẫn việc người dân đơn thư khiếu kiện nhiều lần.
Bản án bị ngâm do đâu?
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là việc người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tìm cách tẩu tán tài sản gây khó khăn cho hoạt động xác minh, kê biên, xử lý tài sản của cơ quan thi hành án. Người phải thi hành án không ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ thi hành án của mình.
Mặt khác, để bản án, quyết định dân sự của Tòa án được thực thi trên thực tế thì cơ quan có đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thực hiện là cơ quan thi hành án dân sự, mà trực tiếp là Chấp hành viên được phân công phụ trách việc thi hành án. Tình trạng Chấp hành viên không tổ chức thi hành án, cố tình chậm trễ ra quyết định thi hành án tạo điều kiện để người phải thi hành án tẩu tán tài sản là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại nghiêm trọng cho người được thi hành án và các đương sự có liên quan. Việc xác minh, kê biên tài sản thi hành án gặp nhiều khó khăn do người phải thi hành án đã tẩu tán xong tài sản, hoàn tất việc chuyển nhượng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho người thứ ba, hơn nữa trước đó Chấp hành viên không kịp thời áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn giao dịch chuyển nhượng, thậm chí có biểu hiện tiêu cực của Chấp hành viên trong việc thông đồng, nhận lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác của đương sự dẫn đến hậu quả không thể khắc phục được trong thi hành án.
Bên cạnh đó, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án của người có thẩm quyền chưa cao, tình trạng đương sự bức xúc, khiếu kiện nhiều lần, thậm chí gửi đơn vượt cấp nhưng không được cấp có thẩm quyền giải quyết.
Phải làm gì khi “bản án bị ngâm” không thi hành?
Trên thực tế nhiều đương sự cho rằng bản án, quyết định dân sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bên có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ của mình, nhận thức có phần chủ quan, thiếu hiểu biết các quy định pháp luật về thi hành án dẫn đến việc người được thi hành án không bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình, không kịp thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản của người phải thi hành án cũng như dấu hiệu tiêu cực của người có trách nhiệm tổ chức thi hành án.
Để tránh tình trạng “bản án bị ngâm” không thi hành, đương sự cần nâng cao hiểu biết đối với các quy định pháp luật về thi hành án, ngay khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực cần sớm gửi đơn yêu cầu thi hành án (trong trường hợp thi hành án theo yêu cầu), gửi đơn đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đơn khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” đương sự nên sớm tìm đến các chuyên gia, luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi hành án để được tư vấn, tham gia bảo vệ quyền lợi.
Văn phòng luật sư Đồng Đội nhiều năm trở thành địa chỉ uy tín, tin cậy, được nhiều khách hàng biết đến và thường xuyên nhờ tư vấn pháp luật, bảo vệ quyền lợi trong giai đoạn thi hành án. Với kinh nghiệm 15 năm làm thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Luật sư Trần Xuân Tiền – Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội hiểu hơn ai hết những khó khăn, vướng mắc trong việc thi hành án, luật sư đã tư vấn nhiều vụ việc, đưa ra những nhận định, đánh giá chuẩn xác, ý kiến tư vấn khách quan, mang tính phản biện cao, tham gia bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều người dân, doanh nghiệp trong các vụ việc thi hành án. Đồng thời, tại Văn phòng phòng luật sư Đồng Đội có nhiều luật sư, chuyên viên pháp lý có kiến thức chuyên môn, tận tâm, nhiệt tình, luôn sẵn sàng giải đáp những khó khăn, vướng mắc của người dân liên quan đến hoạt động thi hánh án và các lĩnh vực khác.
Người viết: Hoàng Thị Lan – CVPL tại VPLS Đồng Đội
SĐT: 0972640117 ; Email: hglan2210@gmail.com
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongd