Tôi và vợ tôi có một con chung 20 tháng tuổi (chúng tôi không có đăng ký kết hôn). Do mâu thuẫn, vợ tôi đã đem con về ngoại và để con lại cho ông bà ngoại già yếu trông nom, chăm sóc cháu để đi làm ăn xa nhà. Nay tôi muốn nuôi giành được quyền nuôi con sau ly hôn, tôi phải làm gì?
Trả lời:
Để bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ 20014) xác định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con khi ly hôn là như nhau với cả hai trường hợp: con của cha mẹ trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp và con chung khi nam nữ chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn. Do đó, dù bạn rơi vào trường hợp nào, thì khi giải quyết tranh chấp quyền nuôi con, Tòa án cũng sẽ áp dụng các quy định pháp luật như nhau để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của con.
Căn cứ vào Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn, có thể trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Trước hết, Tòa tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng bạn. Do đó, nếu bạn muốn nuôi con, bạn phải thỏa thuận được với vợ của bạn nhường quyền nuôi con cho bạn khi ly hôn.
Nếu hai bên không thỏa thuận được thì theo nguyên tắc con bạn mới 20 tháng tuổi sẽ được giao cho vợ bạn trực tiếp nuôi (Theo khoản 3 điều 81 Luật HN&GĐ nêu rõ “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi”)
Tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ, để bạn được nuôi con, đó là “người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”. Đối chiếu với trường hợp của bạn, vợ bạn đã không trông nom, chăm sóc con dù con mới 20 tháng tuổi, có thể sẽ là một trong những căn cứ để Tòa án ra quyết định không cho vợ bạn có quyền nuôi con vì “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc” (Điều 85 Luật HN&HN về hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thành niên). Không những thế, nếu vợ bạn có một trong số các hành vi sau cũng là căn cứ đề Tòa giao cho bạn quyền nuôi con: Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con với lỗi cố ý, phá tán tài sản của con, có lối sống đồi trụy. Để có căn cứ chứng minh với Tòa, bạn phải thu thập được các chứng cứ về các hành vi của vợ bạn xâm phạm tới lợi ích của con.
Chúng tôi đưa ra hướng giải quyết để bạn có thể lựa chọn, phù hợp với mong muốn của bạn.
Trả lời mang tính tham khảo.