Doanh nghiệp với những vấn đề pháp lý luôn là chủ đề được quan tâm và chú trọng trong suốt hành trình phát triển. Để xử lý vấn đề pháp lý tồn tại và phát sinh trong quá trình hoạt động cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng- kịp thời, hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh ,quyết định những vấn đề mang tính chiến lược nhằn mục đích đưa doanh nghiệp cất cánh và phát triển thì đồng hành với các doanh nghiệp có thể là nhân viên pháp chế hoặc các tổ chức hành nghề luật sư.
Trong thực tế cho thấy việc tuyển dụng nhân viên pháp chế vẫn luôn là lựa chọn phổ biến của khá nhiều doanh nghiệp tuy nhiên tuy phương pháp này vẫn còn bộc lộ yếu kém, rủi ro, thiếu an toàn. Bên cạnh đó, việc ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên với các tổ chức hành nghề luật đang được các doanh nghiệp quan tâm bởi ưu thế vượt trội, tiết kiệm chi phí, đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Tính hiệu quả về kinh tế
Như chúng ta đã biết, doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân viên pháp chế thì buộc kí hợp đồng lao động . Do đó, doanh nghiệp phải trả lương hàng tháng, dù là công việc pháp lý nhiều hay ít thì đều phải trả mức như đã kí kết với chuyên viên pháp chế. Từ việc nghiên cứu thị trường lao động cho thấy mức lương trung bình của một chuyên viên pháp chế có trình độ lên đến đến 50 triệu/ tháng, trong khi khối lượng công việc thường không có nhiều tính mới, khá giống nhau qua các tháng vì thường làm theo một quy trình nhất định.
Ngược lại, kí hợp đồng dịch vụ với các tổ chức hành nghề Luật sư theo thời hạn hoặc theo vụ việcdoanh nghiệp có thể linh động trong việc thỏa thuận về mức phí dịch vụ, ưu đãi kèm theo. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể thỏa thuận việc ngưng sử dụng dịch vụ hoặc tiếp tục sử dụng dịch vụ tư vấn tùy theo nhu cầu, điều kiện và khả năng tài chính, hạn chế sức ép về mặt tài chính đối với doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập.Vì vậy, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn, thay vì thuê chuyên viên pháp lý để tạo ra gánh nặng cho doanh nghiệp.
- Tính hiệu quả về công việc
Trong khi pháp chế chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề pháp lý theo sự chi phối và điều hành từ lãnh đạo các doanh nghiệp, dựa trên nền tảng quy định của doanh nghiệp thì tổ chức hành nghề luật sư với các luật sư làm việc với tư cách độc lập. Không chỉ giúp doanh nghiệp các vấn đề pháp lý, luật sư với tầm nhìn và sự hiểu biết kiến thức xã hội sâu rộng của mình, đặc biệt không phải chịu sự điều hành chi phối bởi mối quan hệ lao động giữa cấp trên – cấp dưới còn hỗ trợ doanh nghiệp phát triển việc kinh doanh. Luật sư đưa ra phương án khách quan nhằm phát triển doanh nghiệp dựa trên nền tảng an toàn pháp lý và sức sáng tạo không ngừng. Hơn nữa, luật sư phần nhiều là người có nhiều kinh nghiệm trong tiếp xúc, giải quyết các vụ việc, vụ án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau vì vậy có thể đưa ra giải pháp nhanh chóng, chính xác nhất để giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn.
- Uy tín- thương hiệu
Các tổ chức hành nghề luật sư cùng với các luật sư của mình với năng lực chuyên môn đa dạng; hoạt động trong một tổ chức được quản lý chặt chẽ, có uy tín – thương hiệu được xây dựng từ chính trí tuệ, kinh nghiệm và khả năng giải quyết hiệu quả công việc dựa trên nền tảng “thượng tôn pháp luật” nên sẽ tạo dựng được niềm tin với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đối tác cao hơn. Đôi khi chỉ cần bằng văn bản, đơn từ chặt chẽ, sắc sảo, giải quyết đúng- trúng- đủ vấn đề, Luật sư đã có thể giải quyết được những công việc mà doanh nghiệp cho rằng phức tạp, khó giải quyết.
- Khả năng cảnh báo, phòng ngừa rủi ro với các hoạt động của DN
Tổ chức hành nghề luật sư thường có định hướng rõ ràng các bước giải quyết, gỡ rối cho doanh nghiệp trước mọi rủi ro, thậm chí lường trước được các hậu quả có thể xảy ra. Khi tranh chấp giữa doanh nghiệp và đối tác kinh doanh xảy ra, luật sư luôn có cách tư vấn nhằm giải quyết mâu thuẫn, xung đột, giữ được mối quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài giữa doanh nghiệp và đối tác một cách nhanh chóng- chính xác- kịp thời.
Do làm việc trong một môi trường doanh nghiệp duy nhất, nên pháp chế thường chỉ tốt năng lực chuyên môn ở một số lĩnh vực cụ thể. Nhiều khi doanh nghiệp gặp phải một số vấn đề khó khăn ngoài ý muốn, pháp chế thường hay lúng túng tìm hướng giải quyết nên khả năng cảnh báo và phòng ngừa rủi ro còn hạn chế.
- Khả năng hiểu biết pháp luật và tham gia tranh tụng tại Tòa án
Tranh tụng vẫn luôn là lợi thế của Luật sư trong khi đó pháp chế chỉ có thế có tư cách là người đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp tại Tòa hoặc Trung tâm trọng tài. Mặt khác, việc nắm quy định về tố tụng bị hạn chế, thậm chí nhiều khi còn bị cơ quan tố tụng gây khó dễ trong việc giải quyết vụ án chưa tạo dựng được hình ảnh , sức ảnh hưởng với cơ quan tố tụng cũng là những bất lợi khi nhân viên pháp chế tham gia quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án.
Ngược lại, tổ chức hành nghề luật sư cùng với các luật sư của mình là người có đủ tư cách pháp lý tham gia tranh tụng một cách độc lập tại Tòa án, hiểu biết về quy trình tố tụng, nắm rõ các quy định pháp luật, biết cách xây dựng mối quan hệ với các cơ quan tố tụng và nhận được sự tôn trọng của cơ quan chức năng. Do đó, đối với các vụ tranh chấp mà doanh nghiệp phải tham gia tố tụng tại Tòa án thì có luật sư đã là lợi thế cho doanh nghiệp. Tiếng nói của Luật sư luôn mang tầm ảnh hưởng nhất định khiến các cơ quan tố tụng phải xem xét lại các quyết định, bản án của mình phù hợp theo đúng quy định của pháp luật.
Sức mạnh to lớn của việc sử dụng báo chí, truyền hình vào giải quyết công việc của các doanh nghiệp.
Sức mạnh của luật sư còn thể hiện qua mối quan hệ của Luật sư với các cơ quan báo chí, truyền hình. Luật sư luôn là đối tác thân quen của các cơ quan báo chí, truyền hình, thông qua việc hợp tác phỏng vấn, xin ý kiến tư vấn pháp luật, ghi âm, ghi hình, xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, Luật sư đã và đang tạo dựng được thương hiệu và tiếng nói riêng, khác biệt nhưng đầy bản lĩnh và sức thuyết phục. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nhiều lúc rất cần tới sức ép của cộng đồng, của quần chúng đặc biệt trong một số lĩnh vực như thu hồi các khoản nợ xấu của doanh nghiệp, hay xây dựng hình tượng doanh nghiệp để tìm kiếm nguồn đối tác lớn thì đây chắc chắn là lợi thế mà nhân viên pháp chế không có được.
Từ những phân tích trên, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của bộ phận pháp chế trong doanh nghiệp tuy nhiên dựa trên những ưu điểm vượt trội cũng như theo xu hướng phát triển của nghề luật sư trên Thế Giới,việc doanh nghiệp kí hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên với tổ chức hành nghề luật sư sẽ là một sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
CVPL: NGÔ THỊ LÊ