Thời gian gần đây loại tội phạm tham ô, nhận hối lộ ngày gia tăng. Đây là loại tội phạm nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, xâm phạm hoạt động đúng đắn, bình thường của cơ quan, tổ chức, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức và của công dân, do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ nhằm mục đích trục lợi.
Tội tham ô (Điều 353 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017) là hành vi người phạm tội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình quản lí, tức chiếm giữ tài sản để sử dụng, định đoạt cho riêng mình làm mất đi một khối lượng tài sản nhất định của nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức mà người đó quản lí. Chủ thể của tội phạm nà thuộc chủ thể đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lí tài sản. Theo đó, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, đây là mức thấp nhất của khung hình phạt. Đặc biệt, Khoản 1 Điều 353 Tội tham ô quy định người nào chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên có thể bị tử hình.
Đối với Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017) là hành vi người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Theo quy định của Bộ luật hình sự thì mức thấp nhất của khung hình phạt là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Riêng đối với trường hợp nhận hối lộ mà Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên thì phạm tội có thể chịu mức hình phạt cao nhất là tử hình.
Như vậy, đối với cả 02 tội Tham ô và Tội nhận hối lộ mà số tiền tham ô, của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên thì người phạm tội có thể phải chịu mức hình phạt cao nhất là từ hình. Ngoài ra người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Việc xử lý tội phạm tham nhũng phải bảo đảm nghiêm khắc và tuân thủ triệt để các nguyên tắc của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên pháp luật cũng có chính sách khoan hồng đối với loại tội phạm này. Cụ thể, theo quy dịnh tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 03/202/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự trong xét xử tội phạm tham những và tội phạm khác về chức vụ quy định trong quá trình tố tụng, người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử.
Pháp luật là công bằng cho tất cả mọi người, việc người phạm tội chủ động nộp lại số tiền đã chiếm đoạt thể hiện sự thay đổi về nhận thức, khắc phục hậu quả, ăn năn, hối cải do đó sự khoan hồng của nhà nước là cần thiết trong trường hợp này để người phạm tội có cơ hội hoàn lương.
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Website: https://dongdoilaw.vn