Câu 1: Thưa luật sư, hiện nay có một số trường hợp xảy ra tại khác ngõ, phố tại HN đó là tranh chấp đất đai lối đi chung. Vậy, tranh chấp đất đai lối đi chung với nhà hàng xóm thì có những cách nào giải quyết?
Tranh chấp lối đi chung là câu chuyện xảy ra khá phổ biến, nhất là ở những nơi có số lượng dân cư đông đúc như ở Hà Nội. Văn phòng Luật sư Đồng Đội đã gặp khá nhiều trường hợp người dân nhờ tư vấn về việc tranh chấp lối đi chung, nên với câu hỏi này tôi xin tư vấn cho các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng 2 cách như sau:
– Thứ nhất, các bên tranh chấp tiến hành tự hòa giải. Trường hợp không tự hòa giải được thì có thể yêu cầu UBND cấp xã giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật đất đai 2013. Đây chính là hòa giải tại cơ sở.
– Thứ hai, trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một bên không thực hiện đúng theo thỏa thuận thì các bên có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lối đi chung. Lưu ý, các bên bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại cơ sở trước khi khởi kiện ra Tòa án.
Tuy nhiên việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án bao giờ cũng tốn kém nhiều công sức, chi phí và thời gian cho cả hai bên, đồng thời cũng khiến cho mối quan hệ hàng xóm láng giềng “sứt mẻ”. Bởi vậy, khi có tranh chấp xảy ra, các bên cần bình tĩnh và nên giải quyết bằng con đường hòa giải.
Câu 2: Lối đi chung có được thể hiện trên sổ đỏ hay không, thưa Luật sư ?
Căn cứ vào Điều 12 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lối đi chung trên sổ đỏ được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.
Còn để xác định lối đi chung có được cấp Sổ đỏ cho một cá nhân hay một hộ gia đình hay không cần căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất và sự thỏa thuận giữa những chủ thể có cùng lối đi chung.
Trong những trường hợp còn lại, lối đi chung sẽ gọi chung là đường đi và không thể hiện rõ ràng thuộc về thửa đất nào; hoặc trong các trường hợp cụ thể như:
– Đất sử dụng làm đường đi là diện tích đất thuộc quyền quản lý của Nhà nước;
– Đất sử dụng làm đường đi là đất tự hình thành qua thời gian sử dụng, không phải đất có nguồn gốc là do Nhà nước quản lý, cũng không có nguồn gốc được tặng cho bởi người sử dụng đất;
– Đất sử dụng làm đường là do một hoặc nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất hiến tặng/tặng…
Trên đây là những tư vấn của VPLS Đồng Đội về các cách để giải quyết tranh chấp lối đi chung và lối đi chung có được thể hiện trên sổ đỏ hay không? Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn trực tiếp có thể liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ dưới đây.
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi