Trong bất cứ mọi hoạt động lao động, sản xuất, việc ứng dụng các kỹ năng vào làm việc là điều tối cần thiết, trong rất nhiều những kỹ năng tạo ra kết quả và sự thành công trong công việc. Kỹ năng tự học luôn là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất và chính nó sẽ cải thiện, xúc tiến những kỹ năng còn lại. Vậy tự học như thế nào ? Vì sao chúng ta nên tự học ? Có cách nào để học nhanh nhất có thể tạo ra những kỹ năng phục vụ cho công việc và cuộc sống ? Bài viết dưới đây sẽ đi vào tìm hiểu nội dụng để các bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Lý do cho việc tự học
- Trước tiên phải khẳng định một điều rằng, tự học là một việc cực kỳ thú vị (bởi lẽ nó phát huy tính tự giác, không bị giới hạn về thời gian, không gian; học bất kỳ nơi đâu);
- Tự học sẽ giúp chúng ta phá bỏ đi mọi khuôn khổ, thoả sức sáng tạo, không bị bất cứ ai, không bị bất cứ điều gì làm rào cản (thay vì đi học thì bị thầy cô bắt phải làm theo: ý, bài giảng, theo một bài tập đã định sẵn…v.v…). Từ việc có tâm thái thoải mái nên khi tự học sẽ rất dễ phát triển, thậm trí còn phát triển rất nhanh vì chúng ta quan sát, đúc kết từ mọi thứ;
- Tự học sẽ giúp chúng ta tạo ra kết quả nhanh hơn bình thường, điều mà bất cứ doanh nghiệp, người chủ nào cũng mong muốn…v.v…
2. Cách thức thực hiện việc tự học
- Lập mục tiêu cho việc học: Tức là khi chúng ta khát khao học hỏi một điều gì đó: còn mới mẻ, thích tìm tòi khám phá, đam mê…v.v…Có nghĩa là chúng ta phải hiểu rất rõ chúng ta cần học gì, mong muốn đạt kết quả gì ?
- Tập thói quen cho tính kiên trì: Có nghĩa là khi ta tự học và việc tự học nó là một việc rất khó bởi lẽ khi đi vào thực hiện việc tự học này, chúng ta: phải xem hàng trăm video, follow hàng chục chuyên gia, phải đọc hàng chục cuốn sách…v.v… việc làm này nó lấy đi của chúng ta một lượng thời gian nhất định. Như vậy, thì mới có thể học ra ngô ra khoai được. Để thực hiện được điều đó thì phải có tính kiên trì ở bản thân là rất cao.
- Học cách quan sát: Khi mới bắt tay vào thực hiện việc tự học, chúng ta sẽ thấy “ ồ cuốn sách này hay quá, người này dạy đúng quá, thôi học chỉ mỗi cuốn sách này hay chỉ học từ người này là đủ rồi…”. Nhưng về sau, thì chúng ta sẽ nhận ra mọi thứ sẽ không đúng hoàn toàn với thực tế. Vì ở mỗi một thứ đều có điểm hay, điểm dở riêng. Cái quan trọng là mình phải quan sát thường xuyên và chắt lọc ra những điều tinh tuý nhất. ( Ví dụ: miêu tả về màu hoa Hồng Nhung có 10 người, thì 9/10 người đều công nhận hoa Hồng Nhung là có màu đỏ đậm. Tức điều đó ta có thể nhận định đó là đúng).
- Thiết lập tính logic: Khi quan sát nhiều, học hỏi từ nhiều điều trong cuộc sống. Chúng ta sẽ càng biết được những suy luận, lập luận vấn đề của người khác từ sự khởi đầu cho đến khi ra kết quả. Như vậy, tính logic sẽ càng ngày càng được phát triển một cách rõ nét và cụ thể nhất.
- Tập thực hiện việc trình bày: Tức là ngoài việc học ra, thì chúng ta nên tạo ra thói quan thực hiện và chia sẻ. Vì chỉ có chia sẻ nhiều thì chúng ra sẽ càng cải thiện được kỹ năng nói, kỹ năng trình bày vấn đề của mình. Ví dụ: đưa ra một chủ đề nhất định để cùng chia sẻ với nhóm bạn, hội nhóm…v.v…
- Tiếp thu từ thực môi trường thực tế: Thông qua quá trình tiếp xúc, trao đổi, làm việc…v.v… Chúng ta học hỏi được từ những thất bại, những chuyên gia, những hạn chế chúng ta sẽ càng đúc kết được nhiều những kinh nghiệm và nghiệm ra những thứ chúng ta lập luận, trình bày sẽ càng tiệm cận đúng.
Lưu ý:
– Học phải nhanh (người học nhanh sẽ tạo ra nhiều kết quả, người có tâm thế học nhanh (nhận thức tốt) thì chắc chắn sẽ học nhanh hơn người khác);
– Không ông sếp nào cho chúng ta quá nhiều thời gian để tự học, sếp luôn nhìn và giá trị;
– Phải quan niệm trong đầu, mình chỉ cần 03 ngày để học xong hoặc ngay trong ngày hôm nay.
3. Nhận thức rõ về vấn đề mình cần phải học là gì ?
Chúng ta hay có thói quen “đứng núi này, trông núi nọ”, mà không nhìn vào bản chất – Bản chất của việc học là kết quả.
Học là để thực hành ra kết quả – Học là thực tế phải làm được…v.v…. Vậy nên, chúng ta cần phải xác định rõ mục đích học của chúng ta là gì ? Mục đích đó “ NÊN PHÙ HỢP VỚI CÔNG VIỆC – HOẶC PHÙ HỢP VỚI NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TA MUỐN”. Để biết được mình cần phải học gì, để thực hiện được điều này ta nên:
- Hỏi người trong ngành, hỏi sếp, hỏi đồng nghiệp….;
- Suy nghĩ về “kết quả” trước khi học;
- Làm một file tổng hợp tất tần tật về chuyên gia (như file tất tần tật kiến thức về Content mà mình đã làm)… việc làm file tổng hợp này cũng cho chúng ta cái nhìn tổng quan nhất về “những kiến thức nền cần học” và liệt kê cả các chuyên gia, các group, fanpage, website, channel hay ho để chúng ta học dần.
4. Công thức tạo ra thành công
Sau khi học xong, chúng ta nên đúc kết và biến những thứ TA BIẾT thành những gì chúng ta SỞ HỮU rồi sau đó ta đi vào việc THỰC HÀNH và tạo ra KẾT QUẢ. Quá trình đó là:
- TỰ HỌC
- ĐÚC KẾT
- BIẾT
- SỞ HỮU
- THỰC HÀNH
- CHIA SẺ
“Bạn không cần phải tuyệt vời để bắt đầu, nhưng bạn cần phải bắt đầu để trở nên tuyệt vời.”
(Zig Ziglar)
THÀNH CÔNG ĐẾN TỪ NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN NHẤT
Hãy thực hiện ngay nhé !
Người viết: Trương Văn Dũng
SĐT: 0384 010 750; Email: dungtrv85@gmail.com
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi