Luật sư không chỉ bào chữa, bảo vệ cho thân chủ mà lớn hơn là cho người thân, anh em, họ hàng tránh khỏi “cái tai tiếng”
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” người xưa nói quả là không sai chút nào, nó càng đúng hơn trong thời đại 4.0. khi có một người thân vướng vào lao lý, vướng lùm xùm thì than ôi, cả nhà mất ăn mất ngủ.
Vì một khi truyền thông chính thống,truyền thông mạng xã hội,… đã đưa tin mà không cần nghĩ, không cần biết đúng sai, hậu quả của việc khen chê, phê phán có quá mức quá lời không hay chỉ chạy đua theo thành tích, lên bài theo hướng “câu like, câu view” thì hậu quả là không thể lường hết được như gần đây, Hoa hậu Ý Nhi cũng đang dậy sóng vì có một nguyên nhân là vạ miệng khó tránh.
Rồi các bạn còn nhớ vụ Linh Nựng ” thơm cháu bé trong thang máy” đâu chỉ làm mất hết uy danh sự nghiệp một thời mà chính vợ, con, anh em bạn bè dòng họ bị vạ lây và hậu quả là người thân bị tổn thương khó bề thống kê được và chả biết kêu ai, ai chiu cho họ cái hậu quả đó.
Xét về góc độ xã hội thì đó là quan hệ nhân quả nghĩa là “gieo nhân nào ắt gặp quả ấy” và nghiệp chướng đến với gia đình vì thiếu gương mẫu, thiếu cẩn thận, thiếu sự trong sạch, lành mạnh thì bị vạ lây. Nhưng phải chăng nên là ai làm người ấy chịu chứ ạ.
Xã hội cần phán xét hài hoà hợp lý, xây dựng, nhân văn, vị tha để những sai lầm còn có đường sửa, tránh vùi dập để không dồn ai đó đến đường cùng, khiến cho người ta không ngóc đầu lên nổi.
Trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi những sai lầm. Xét cho cùng thì bản thân những người phán xét, những người hay chê bài người khác còn chưa hoàn hảo. Vậy tại sao mọi người không lo hoàn thiện, phát triển bản thân mình mà lại đi phê phán người khác. Thật khó để có một xã hội văn minh khi trong một xã hội, toàn là những người thích lấy cái sai của người khác để cười chê trong khi có rất nhiều người khác làm được nhiều điều tốt thì mọi người lại coi đó là điều bình thường mà không hề quan tâm hay khen ngợi.
Rồi sẽ có những trường hợp có thể xảy ra khi ai đó bị tẩy chay, chỉ trích quá nhiều. Có một vài trường hợp sẽ lợi dụng được sự quan tâm, thích đánh giá những cái sai của người khác để thực hiện một số chiêu trò khiến người khác quan tâm đến mình sau đó tẩy trắng và trở nên nổi tiếng. Bên cạnh đó cũng có một số
vì không chịu được áp lực số đông mà dẫn đến những câu chuyện đáng buồn như tự kết thúc cuộc đời mình. Vậy rồi sau những câu chuyện đó, chúng ta nhận lại được gì?
Vì những sự việc đáng tiếc đã xảy ra trên mạng xã hội thì tôi cho rằng mạng xã hội cần được thanh lọc, cần được kiểm soát, cần được xử lý hàng vị quá đà, quá mức. Trong đó thì có một số biện pháp để có thể giúp cách ứng xử trên mạng xã hội của những người sử dụng mạng văn minh hơn và tránh khỏi được những sự việc đáng tiếc như sau:
Một là, Pháp luật cần ngăn chặn kịp thời đồng thời xử lý nghiêm những hành vi trái pháp luật.
Hai là, Cơ Quan quản lý Nhà nước cần nắm bắt ngăn chặn xử phạt hành chính để không đến mức vi phạm pháp luật Hình sự như vụ bà Phương Hằng một thời nổi lên như cồn. Đó chính là một sự kiện, một hiện tượng để nhiều người bỏ cơm bỏ việc để nghe mỗi ngày và trong suốt một thời gian dài nhưng không có ai kiểm soát cũng như ngăn chặn.
Ba là, Luật sư cần đảm nhận vai trò tiên phong chấp hành pháp luật, đề cao giá trị nhân văn, đi đầu trong việc bảo vệ quyền con người.
Bốn là, Người dân đất nước cũng cần nâng cao hiểu biết pháp luật, tăng khả năng tự học tự nâng cao kiến thức pháp luật và kĩ năng thực hành, thái độ, hành vi ứng xử chuẩn mực trong xã hội và không gian mạng.
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi