Trong suốt một thập kỷ qua, gia đình anh Nguyễn Văn T, quê quán xã PH, huyện Y, tỉnh Sơn La đã phải đối mặt với một cuộc chiến pháp lý dai dẳng và mệt mỏi. Dù đã có bản án có hiệu lực pháp luật từ lâu, nhưng đến nay, việc thi hành án vẫn chưa được thực hiện, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi và cuộc sống của gia đình anh. Việc chậm thi hành án gây bức xúc trong nhân dân, phát sinh nhiều đơn thư khiếu kiện “nóng”, kéo dài.
- Gia đình tích cực hợp tác, nhưng thi hành án vẫn bế tắc
Văn phòng luật sư Đồng Đội mới đây đã tiếp nhận đơn thư của gia đình anh Nguyễn Văn T, là bị đơn trong vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán xảy ra tại tỉnh Sơn La. Trong đơn trình bày của anh T, do mâu thuẫn phát sinh trong việc mua bán sản phẩm chăn nuôi nên từ đầu năm 2015 anh và ông X đã xảy ra mâu thuẫn phát sinh trong vấn đề tiền bạc khiến cả hai phải cùng đệ đơn ra tòa để giải quyết.
Ngày 19/11/2015, Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La đã có phiên xử phúc thẩm bản án về việc phân chia tài sản thừa kế. Tại Bản án, ông Nguyễn Trọng T phải buộc trả ông X số tiền là 123 triệu đồng và giao cho chi cục thi hành án huyện Yên Châu thực hiện thi hành án đối với bản án trên
Sau khi có phán quyết rõ ràng của tòa về vụ việc trên, ông T và gia đình đã chấp hành và nộp lại được số tiền 48 triệu đồng. Còn lại gia đình mong muốn được thoả thuận với gia đình ông X và kê biên bằng các tài sản khác. Tuy nhiên từ đó đến nay, chi cục thi hành án vẫn liên tiếp mắc sai lầm trong hoạt động thi hành công vụ, làm chậm chễ hoạt động thi hành án. Điều này đã khiến gia đình anh phải sống trong cảnh chờ đợi mòn mỏi suốt 10 năm qua.
2, Nhiều sai phạm xảy ra trong việc thi hành án
Trong suốt quá trình thi hành án, gia đình anh T đã nhiều lần làm đơn khiếu nại, tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng, nhưng chưa nhận được phản hồi thỏa đáng. Một số cán bộ thi hành án được cho là thiếu trách nhiệm, không tận tâm với công việc, hoặc có thái độ thiếu hợp tác với người dân.
Tại bản Kết luận nội dung tố cáo số 07/KL-CTHADS đã thừa nhận nhiều sai phạm trong hoạt động cưỡng chế thi hành
- Chấp hành viên không yêu cầu người phải thi hành án kê khai tài sản thu nhập.
- Kê biên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản duy nhất để sinh sống
- Không thực hiện việc thông báo cho người phải thi hành án về các nội dung làm việc
Ngoài ra, việc thiếu minh bạch trong quá trình xử lý hồ sơ, kéo dài thời gian giải quyết, và không thực hiện đúng quy định của pháp luật đã khiến gia đình anh T rơi vào tình trạng bế tắc, không biết kêu cứu ở đâu.
3, Nguyên nhân do đâu dẫn đến những sai phạm trên?
Thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng để hiện thực hóa quyền và lợi ích hợp pháp của các bên theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, như phân tích ở trên thì vẫn còn rất nhiều sai phạm đang tiếp diễn. Vấn đề đặt ra là: do đâu mà những sai phạm này vẫn tiếp diễn?
Thứ nhất, nguyên nhân do ý thức chủ quan của chấp hành viên trong việc xác minh, thu thập thông tin và xử lý hoạt động công vụ. Trong trường hợp này chấp hành viên có thể còn thiếu kinh nghiệm khi làm việc, do lỗi cẩu thả hoặc do xảy ra tiêu cực trong thi hành công vụ
Thứ hai, sự né tránh của cơ quan chủ quản đối với những trường hợp sai phạm của công chức. Cục thi hành án bao che cho công chức làm sai, xác minh thông tin tố cáo một cách hời hợt nhằm cho qua những sai phạm tồn đọng trong cơ quan.
Thứ ba, người thi hành án và người phải thi hành án chưa am hiểu pháp luật dẫn đến tình trạng mù mờ thông tin và chỉ biết “làm theo” chấp hành viên;.
Những thiệt hại mà gia đình phải gánh chịu
Việc bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không được thi hành suốt 10 năm qua không chỉ là một nỗi thất vọng lớn đối với anh Nguyễn Văn T, mà còn là một bi kịch âm thầm nhưng sâu sắc đối với cả gia đình anh.
Mười năm chờ đợi một bản án được thực thi là quãng thời gian dài, và với gia đình anh T, nó trở thành chuỗi ngày sống trong bất an, lo âu và thất vọng. Anh Thể từng chia sẻ rằng, mỗi lần đến cơ quan thi hành án là một lần mang theo hy vọng nhưng lại ra về trong nỗi hụt hẫng. Niềm tin vào công lý của gia đình anh dần dần bị bào mòn bởi sự im lặng, né tránh hoặc những câu trả lời chung chung, không rõ ràng từ phía các cán bộ thi hành án.
Bên cạnh những tổn thương về mặt tinh thần, thiệt hại kinh tế mà gia đình anh T phải gánh chịu cũng không hề nhỏ. Tài sản mà bản án tuyên buộc phải hoàn trả cho gia đình anh – có thể là đất đai, nhà cửa hoặc các quyền lợi tài chính – đều bị “treo” suốt 10 năm qua. Không thể sử dụng, không thể khai thác, càng không thể chuyển nhượng hay thế chấp để xoay sở trong cuộc sống.
Họ không chỉ mất đi quyền lợi hợp pháp mà còn phải chịu đựng những khó khăn về tinh thần và vật chất. Cuộc sống của họ bị xáo trộn, mối quan hệ gia đình căng thẳng, và niềm tin vào hệ thống pháp luật bị suy giảm nghiêm trọng.
Một vụ án thi hành án kéo dài suốt 10 năm không chỉ là câu chuyện của những rắc rối pháp lý, mà còn là tấm gương phản chiếu những bất cập trong cơ chế thi hành án dân sự hiện nay. Đây không chỉ là nỗi bức xúc của người trong cuộc, mà còn là tiếng chuông cảnh tỉnh cho hệ thống pháp luật cần được cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là trong khâu thi hành án. Bởi lẽ, công lý chỉ thật sự có ý nghĩa khi được thực thi đầy đủ, kịp thời và minh bạch. Một bản án “nằm trên giấy” suốt một thập kỷ không chỉ là sự thất bại của công lý, mà còn bào mòn niềm tin của người dân vào pháp luật.
Thế Hoàng – Thực tập sinh Văn phòng Luật sư Đồng Đội
Thông tin liên hệ:
– Văn phòng luật sư Đồng Đội (Đoàn luật sư TP. Hà Nôi): P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
– Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
– Website: https://dongdoilaw.vn
– Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
– Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi