Trong thời buổi kinh tế khó khăn, việc tìm việc làm và nhu cầu tìm việc nhằm nâng cao thu nhập đó là xu thế tất yếu của những người trẻ tuổi gặp khó khăn về mặt tài chính khi cần tích luỹ cho mình một số vốn nhất định để làm ăn hoặc xuất thân từ những gia đình khó khăn v.v…Đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xã và hải đảo việc tiếp cận và có được công việc tạo ra thu nhập là rất khó. Đi lao động xuất khẩu là một trong những giải pháp mà nhiều người lựa chọn và cũng đã có rất nhiều giá trị của hướng đi này đem lại.
Tuy nhiên do gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận những thông tin tuyển dụng, những quy định của pháp luật liên quan. Một số các doanh nghiệp dù chưa đủ điều kiện đưa người đi lao động xuất khẩu đã lợi dụng vào nhu cầu này mà bất chấp dùng những thủ đoạn gây nhầm lẫn hoặc cố tình làm sai nhằm mục đích thu về những khoản phí bất hợp lý, trong đó có việc thu tiền đặt cọc khi đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng tại nước ngoài.
Để tránh tiền mất, tật mang. Bài viết dưới đây xin trình bày những quy định doanh nghiệp không được làm đối với người lao động đi làm việc tại nước ngoài.
Đối với vấn đề này, trước đây được quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 ở các Điều 23; Điều 27; Điều 54 đến Điều 58. Thì doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (doanh nghiệp) và người lao động có thể thoả thuận về việc ký quỹ hoặc bảo lãnh, để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của người lao động.
Mặt khác trong các hành vi bị cấm đối với các doanh nghiệp đưa người đi làm việc tại nước ngoài cũng không có quy định cấm các doanh nghiệp được áp dụng các biện pháp bảo đảm khác ngoài việc ký quỹ hoặc bảo lãnh về. Cụ thể tại Điều 7, Luật Người lao động đi làm việc tại nước ngoài năm 2006 có quy định như sau:
“ Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
- Sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng Giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người đã quản lý doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Đi làm việc hoặc đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.
- Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài.
- Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động.
- Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này.
- Sau khi nhập cảnh không đến nơi làm việc hoặc bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.
- Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động.
- Lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật.
- Gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Do vậy, khi các doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải đặt cọc là không trái với quy định của pháp luật. Mức tiền đặt cọc và thời hạn hoàn trả tiền đặt cọc sẽ dựa trên sự thoả thuận và thống nhất giữa các bên.
Tuy nhiên, theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 (Luật này có hiệu lực từ: 01/01/2022) đã có quy định về các hành vi mà doanh nghiệp đưa người đi lao động không được làm như sau:
“Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo, cung cấp thông tin gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa đảo người lao động; lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật…………………………………………….
- ….……………………………………………………………………………………
- Thu tiền môi giới của người lao động.
- Thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định của Luật này.
- Áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác ngoài ký quỹ và bảo lãnh quy định tại Luật này.
- Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà vi phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của người lao động và cộng đồng hoặc không được nước tiếp nhận lao động cho phép………………………………………………………………………
- Sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước không đúng quy định của pháp luật.”
Do đó, kể từ ngày 01/01/2022 (khi Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020) có hiệu lực. Ngoài việc ký quỹ và bảo lãnh thì việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác (trong đó có đặt cọc – hay dùng tiền đặt cọc) sẽ bị cấm.
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2022 trở đi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đưa người đi lao động làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. Sẽ không được quyền yêu cầu người lao động phải thực hiện việc đặt cọc hoặc gợi ý việc đặt cọc để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của người lao động, mà chỉ được phép yêu cầu người lao động thực hiện biện pháp ký quỹ hoặc bảo lãnh cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình ./.
Người viết: Trương Văn Dũng
Tham vấn: Luật sư Trần Xuân Tiền
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoI