Bàn về việc thay đổi Thẩm phán và các trường hợp được quyền yêu cầu thay đổi Thẩm phán theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Văn phòng Luật sư Đồng Đội đã có bài viết phân tích cụ thể về quy định pháp luật và thực tiễn về việc thay đổi thẩm phán trong tố tụng dân sự.
Mời bạn đọc quan tâm theo dõi chi tiết tại:
Việc thay đổi Thẩm phán không chỉ là một thủ tục tố tụng nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng của phiên tòa, mà còn dẫn đến hậu quả pháp lý đáng chú ý, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải quyết vụ án.
Hậu quả pháp lý của việc thay đổi thẩm phán
Việc thay đổi Thẩm phán dẫn đến một số hậu quả và hệ quả pháp lý sau:
Thứ nhất, Phiên tòa buộc phải hoãn – vụ án có nguy cơ phải xét xử lại từ đầu
Theo Khoản 2 Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự: Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán thay thế người bị thay đổi.
Đây là hậu quả trực tiếp, mang tính bắt buộc nhằm bảo đảm đúng thành phần xét xử.
Sau khi Thẩm phán bị thay thế, việc xét xử sẽ chỉ được tiếp tục khi đã hoàn tất thủ tục thay đổi và thành lập lại Hội đồng xét xử hợp lệ. Tuy nhiên, nếu việc thay đổi diễn ra trong phiên xét xử đã bắt đầu, nhiều khả năng vụ án sẽ phải xét xử lại từ đầu, vì Thẩm phán mới cần tiếp cận, nghe đầy đủ toàn bộ diễn biến vụ án để đảm bảo quyền xét xử công bằng.
Thứ hai, Chấm dứt nguy cơ xét xử thiếu khách quan – Bảo vệ tính vô tư của Tòa án
Việc cho phép các bên yêu cầu thay đổi Thẩm phán là cơ chế quan trọng để bảo vệ quyền được xét xử bởi một cơ quan trung lập, khách quan. Nếu Thẩm phán bị cho là có biểu hiện không vô tư, đã từng có mối quan hệ với một bên, việc thay đổi sẽ loại bỏ ngay nguy cơ đó.
Đặc biệt trong thực tế, một số vụ việc kéo dài hoặc phức tạp, đương sự thường rất nhạy cảm với thái độ và cách điều hành của Thẩm phán. Do đó, cơ chế thay đổi này giúp ngăn chặn từ sớm những ảnh hưởng tiêu cực, giảm thiểu rủi ro xét xử sai lệch, tạo điều kiện cho sự minh bạch của quy trình tố tụng.
Thứ ba, Đảm bảo quyền được xét xử công bằng và quyền được bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự
Việc thay đổi Thẩm phán khi có căn cứ không chỉ là quyền của đương sự mà còn là trách nhiệm của Tòa án trong việc gìn giữ niềm tin vào hệ thống tư pháp.
Một khi đương sự có niềm tin vào tính khách quan của Hội đồng xét xử, họ sẽ sẵn sàng hợp tác, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách đúng đắn. Ngược lại, nếu nghi ngờ về sự vô tư của Thẩm phán, kể cả khi bản án hợp pháp, cũng rất dễ phát sinh tâm lý bất phục, dẫn đến khiếu nại, kháng cáo kéo dài.
Trình tự, thủ tục thay đổi thẩm phán
Khi thấy có đủ căn cứ cho rằng Thẩm phán không vô tư khi làm nhiệm vụ, đương sự được thực hiện quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật. Thủ tục thay đổi được quy định tại Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Trước khi mở phiên tòa:
Bước 1: Đương sự gửi đơn yêu cầu đến Chánh án tòa án nơi có thẩm phán đang thụ lý vụ án (đơn thay đổi thẩm phán). Nội dung đơn: nêu rõ lý do và căn cứ chứng minh sai phạm trong nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán.
Bước 2: Chánh án Tòa án xem xét và giải quyết đơn của người yêu cầu.
Bước 3: Trường hợp thẩm phán đang phụ trách giải quyết vụ án đồng thời giữ chức vụ Chánh án tại tòa thì gửi đơn yêu cầu lên Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét và giải quyết.
Bước 4: Chánh án Tòa án ra quyết định thay đổi thẩm phán, thông báo thay đổi thẩm phán đến đương sự bằng văn bản. thông báo thay đổi thẩm phán đến đương sự bằng văn bản. theo mẫu số 17-VDS Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP. Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa thì thẩm quyền quyết định việc thay đổi như sau:
- Thẩm phán là Chánh án TAND cấp huyện thì do Cháng án TAND cấp tỉnh quyết định;
- Thẩm phán là Chánh án TAND cấp tỉnh thì do Chánh án TAND cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với TAND cấp tỉnh đó quyết định;
- Thẩm phán là Chánh án TAND cấp cao thì do Chánh án TAND tối cao quyết định.
Tại phiên tòa:
Bước 1: Trước khi diễn ra phần xét hỏi tại phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa xem xét quyền và nghĩa vụ của đương sự.
Bước 2: Việc thay đổi Thẩm phán do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Nếu yêu cầu thay đổi trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa thì đương sự phải nêu rõ lý do và căn cứ chứng minh cho yêu cầu thay đổi thẩm phán.
Bước 3: Hội đồng xét xử sẽ xem xét thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số về yêu cầu của đương sự.
Bước 4: Quyết định thay đổi thẩm phán của Hội đồng xét xử phải được lập thành văn bản theo mẫu số 18-VDS (Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP).
Bước 5: Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán thay thế người bị thay đổi.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoãn phiên tòa, phiên họp, Chánh án Tòa án phải cử người thay thế.
Thông tin liên hệ:
– Văn phòng luật sư Đồng Đội (Đoàn luật sư TP. Hà Nôi): P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
– Điện thoại: 0936.026.559
– Email: tranxuantien1964@gmail.com
– Website: https://dongdoilaw.vn
– Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
– Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi