Mối quan hệ giữa Luật sư và khách hàng là mối quan hệ nền tảng làm phát sinh các quan hệ khác. Danh dự, uy tín, trạng thái tích cực hay tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư gắn liền với quá trình thực hiện mối quan hệ này. Tuy nhiên, xuất phát từ quan hệ, lợi ích giữa các bên, trên thực tế vẫn tồn tài nhiều vấn đề mà ngay cả người trong cuộc ít nhiều cũng đã va chạm và đặt ra câu hỏi: “Luật sư có bị buộc phải tố giác thân chủ không? Bài viết dưới đây sẽ góp phần giải đáp thắc mắc xoay quanh việc tố giác tội phạm của Luật sư.
-
Tố giác tội phạm là gì? Không tố giác tội phạm là gì?
Tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, không tố giác tội phạm được hiểu là hành vi của một người biết rõ về một tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc là đã được thực hiện nhưng lại không tố giác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-
Luật sư có phải buộc tố giác thân chủ không?
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định Luật sư được “giới hạn” phạm vi tố giác tội phạm là thân chủ giống như người thân của người phạm tội. Theo đó, tại khoản 3 Điều 19 Bộ luật này quy định, người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật hình sự hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa. Bao gồm các tội:
– Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108)
– Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109)
– Tội gián điệp (Điều 110)
– Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111)
– Tội bạo loạn (Điều 112)
– Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113)…
– Tội giết người (Điều 123)
– Tội hiếp dâm (Điều 141)
– Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142)…
-
Không tố giác tội phạm Luật sư có bị xử phạt không? Chưa ký hợp đồng và đơn mời Luật sư, nếu Luật sư không tố giác tội phạm thì có bị xử lý không?
Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa (Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Trường hợp luật sư biết rõ khi thực hiện việc bào chữa nhưng không tố giác thân chủ các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp thông tin cung cấp về hành vi phạm tội là có căn cứ, thì khi Luật sư thực hiện việc bào chữa nhưng không tố giác thân chủ các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (Điều 390 Bộ luật hình sự).
Tuy nhiên, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu khi chưa ký hợp đồng thì Luật sư không tố giác tội phạm thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không trừ các tội bắt buộc phải tố giác?
Câu trả lời là có NẾU TÌNH TIẾT MÀ KHÁCH HÀNG CUNG CẤP LÀ CÓ CĂN CỨ ngay cả khi đã ký hợp đồng và có đơn mời Luật sư. Bởi Luật sư chỉ được xem là người bào chữa khi có Thông báo đăng ký bào chữa của cơ quan cảnh sát điều tra Công an các cấp. Để có được thông báo này thì khách hàng và Luật sư phải gửi hồ sơ đăng ký bào chữa bao gồm: Đơn mời Luật sư, Quyết định phân công, Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề Luật sư , thẻ Luật sư photo Công chứng .Do đó, việc Luật sư không tố giác tội phạm sẽ bị xem là vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như trường hợp bình thường quy định tại Điều 390 Bộ luật hình sự.
Trong trường hợp khách hàng cung cấp thông tin vụ việc không đúng sự thật khách quan. Chẳng hạn, khách hàng trao đổi với Luật sư về hành vi giết người của họ, tuy nhiên trên thực tế không có hành vi phạm tội này thì trong trường hợp này nếu Luật sư không tố giác tội phạm khi chưa biết tình tiết chính xác vụ việc thì không đặt ra trách nhiệm trong trường hợp này.
Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp này, luật sư cần phải dự liệu các trường hợp khách hàng/thân chủ cung cấp thông tin không chính xác. Nếu có cơ sở chứng minh các thông tin về hành vi phạm tội là có căn cứ, Luật sư nên vận động khách hàng/thân chủ tự thú để được hưởng chế độ khoan hồng của pháp luật, nếu không sẽ phải tố giác. Đứng trước sự lựa chọn này, khách hàng/thân chủ có thể sẽ tự thú theo lời khuyên của luật sư để được nhẹ tội, mà không để luật sư tố giác mình để mình bị pháp luật trừng phạt nặng hơn. Như vậy việc làm của luật sư vừa thấu lý vừa đạt tình, trọn vẹn cả tình riêng với thân chủ và nghĩa lớn với xã hội.
Tuy nhiên, cách tốt nhất để tránh những hậu quả không lường trước thì khi khách hàng có yêu cầu được tư vấn Luật sư phải đề nghị khách hàng đến trụ sở là các tổ chức hành nghề Luật sư để trao đổi về vụ việc. Trong trường hợp thực sự cần thiết mà bên khách hàng không thể đến gặp Luật sư thì phải ký kết hợp đồng trước khi đi đến các địa điểm ngoài tổ chức hành nghề Luật sư.
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi
Tác giả: Nguyễn Thị Như Thùy
SĐT: 0367658315
Gmail: Thuyhlu1308@gmail.com