Cuộc đời chắc hẳn nhiều người đã từng thốt lên hai từ“Giá như”.Đây chính là cảm giác tiếc nuối,ân hận về một điều đáng tiếc xảy ra trong quá khứ mà nếu con người hành xử theo cách khác thì có lẽ kết quả sẽ tốt đẹp hơn.Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều những sự việc đau lòng về tranh chấp đất đai giữa những người thân trong gia đình,khi mà chỉ vì một mảnh đất mà anh em xung đột cãi vã thậm chí chém giết lẫn nhau,kiện cáo nhau ra Tòa.Chắc hẳn ai trong chúng ta không khỏi rùng mình mỗi khi nhắc đến vụ án thảm sát“anh trai giết cả nhà em ruột”vì tranh chấp đất đai ở Đan Phượng-Hà Nội xảy ra vào năm 2019 vừa qua.Chỉ vì những mâu thuẫn kéo dài nhiều năm về việc tranh chấp 50 cm đất giáp ranh với nhà em trai, mà Nguyễn Văn Đông đã cầm dao sang nhà chém tử vong 2 vợ chồng em trai cùng 2 cháu. Trong vụ án này,đối tượng Đông đã quá coi trọng lợi ích vật chất, coi nhẹ tình cảm gia đình,coi thường pháp luật.Khi phát sinh tranh chấp hung thủ không sử dụng các biện pháp hợp pháp khác để đòi quyền lợi cho mình mà dùng bạo lực để giải quyết bức xúc tâm lý.Giá như vụ việc trên được giải quyết bằng sự thương lượng hòa giải từ sự thiện chí cả hai bên thì có lẽ không xảy ra sự việc đau lòng như vậy.
Tôi tự hỏi phải chăng giá trị vật chất đã quá quan trọng đến nỗi con người phải bất chấp,đánh đổi tất cả mọi thứ kể cả giá trị tình cảm gia đình để giành giật lấy?
Tôi thật sự chưa từng nghĩ cuộc đời mình sẽ có lúc rơi vào hoàn cảnh như thế.Sự việc đã xảy ra đã nhiều năm nhưng mỗi lần nghĩ đến,tôi ân hận và đau lòng vô cùng.Gia đình tôi có hai người con,mẹ tôi mất sớm,bố tôi ở vậy nuôi hai anh em.Tình cảm gia đình tôi rất tốt,mọi người đều yêu thương,hoà thuận, đùm bọc lẫn nhau.
Năm tháng êm đềm cứ thế trôi qua rồi đến một ngày theo quy luật sinh-lão-bệnh-tử,bố tôi ngã bệnh và ra đi đột ngột không để lại di chúc.Chính điều này là căn nguyên dẫn đến sự xung đột,tranh chấp quyền sở hữu mảnh đất và căn nhà trên đất giữa hai anh em tôi.Em tôi có ý định chia đôi giá trị mảnh đất và căn nhà nhưng tôi lại cho rằng nhà là do tôi bỏ toàn bộ chi phí xây dựng nên nó phải là của tôi. Tôi và em tôi tranh cãi kịch liệt,không phân thắng bại,mỗi người đều có lí lẽ riêng và không ai chịu nhường ai.Lòng tham tiềm ẩn trong bản năng của phần “con” trỗi dậy,tôi quyết tâm lấy bằng được căn nhà.
Trong lúc tâm trạng đang bất ổn,nóng nảy,tôi đã đến một văn phòng luật sư nhờ tư vấn về pháp lí để đạt được tham vọng của mình.Sau một hồi trò chuyện tư vấn và đưa ra những tài liệu chứng cứ tôi có,luật sư đưa ra cho tôi giải pháp là vụ này có thể kiện và cam kết rằng tôi sẽ giành được quyền sở hữu căn nhà và mảnh đất nếu lựa chọn dịch vụ tư vấn bên họ đồng thời đưa ra bảng phí dịch vụ.Với tâm trạng tức tối vẫn giữ trong lòng về cuộc tranh cãi với em tôi ngày hôm qua,tôi đã lập tức đồng ý kí vào hợp đồng dịch vụ mà không mảy nay suy nghĩ đến hậu quả sau này.Ngày ra Tòa,tôi thấy em rất buồn.Đôi mắt em ngấn lệ nhìn tôi không nói câu nào.Vụ kiện đó tôi đã chiến thắng nhưng đây là lần đầu tiên tôi đạt được chiến thắng mà không có một chút vui vẻ nào.Mặc dù nhận được một nửa giá trị mảnh đất và một khoản tiền nhưng em tôi sau đó đã tự động xếp đồ đạc và chuyển đến một nơi khác sinh sống.Còn tôi sống một mình trong căn nhà trống rỗng không người thân,tôi cảm thấy cô đơn và lạnh lẽo vô cùng đặc biệt là trong những ngày lễ tết gia đình sum vầy.Hàng xóm trước kia rất tôn trọng gia đình tôi nhưng giờ đây họ nhìn tôi bằng con mắt khác. Ai cũng bàn tán xôn xao và cho rằng tôi là kẻ máu lạnh.Ngay cả hai đứa con tôi mỗi lần chúng nó cãi nhau tôi cũng không cách nào khuyên giải chúng hòa thuận bởi ngay chính bản thân tôi cũng không làm được điều đó thì nói gì đến chuyện dạy dỗ con cái.Lúc này tôi mới nhận ra tôi đã sai thật rồi.Chỉ vì quá ích kỉ ,tham lam mà tôi đã đánh mất những điều quý giá nhất trong cuộc sống để đổi lại thứ vật chất xa xỉ.Vật chất thì có thể tạo lập được qua thời gian nhưng một khi tình cảm đã rạn nứt như “bát nước hất đi” như “chiếc cốc đã vỡ”thì rất khó để hàn gắn và lấy lại được.
Tôi đem chuyện này tâm sự với bạn thì mới bất ngờ được biết bạn tôi đã từng trong hoàn cảnh tương tự như vậy nhưng nhờ tìm được một luật sư tận tâm mà đã hành xử theo một cách khác.Cùng một hoàn cảnh tương tự như nhau những cách xử lí khác nhau lại dẫn đến những kết quả trái ngược.
Theo lời giới thiệu của bạn,tôi tìm đến luật sư Trần Xuân Tiền-Trưởng văn phòng Luật sư Đồng Đội để nhờ luật sư giúp đỡ tư vấn với mong muốn mảnh đất và tài sản gắn liền trên đất đồng thời có thể đứng tên cả hai anh em.Tôi hy vọng trong ngày giỗ bố nếu em tôi trở về tôi có thể xin lỗi và thuyết phục em tôi về sống cùng.
Nghe qua sự việc đã xảy ra trước đây của tôi,luật sư nói thật đáng tiếc vì lúc đó tôi không chọn giải pháp thương lượng hòa giải một cách khéo léo,mềm mỏng hơn chứ không nên kiện ra Tòa.Luật sư đã phân tích cho tôi rõ ràng tất cả mọi khía cạnh về lí do,nguyên nhân,hậu quả của các phương thức giải quyết.Đứng trên phương diện pháp luật nếu tôi kiện ra Tòa thì tôi sẽ mất nhiều thời gian,công sức và tiền bạc.Nhưng điều quan trọng mấu chốt ở đây là tôi sẽ mãi mãi mất đi tình nghĩa anh em ruột thịt bởi tình cảm là một thứ rất thiêng liêng không vật chất nào có thể so sánh được.
Luật sư tâm sự mình gặp rất nhiều những trường hợp như tôi ,điển hình là những vụ án li hôn và tranh chấp đất đai,thừa kế.Và lúc nào cũng thế,cách giải quyết của luật sự khi gặp những tình huống như thế là phân tích cho họ hiểu rõ nguyên nhân thật sự của sự tranh chấp là gì và khuyên họ nên thương lượng,hòa giải với nhau chứ không phải kiện cáo đưa nhau ra tòa bởi hậu quả rất khó lường về sau.Chỉ đến khi nào đã nỗ lực hết sức,cố gắng hết sức bằng mọi biện pháp mà không thể tìm được tiếng nói chung thì lúc này mới cần đến pháp luật can thiệp coi như là hướng giải quyết bất đắc dĩ cuối cùng.Có những vụ việc khi tư vấn,luật sư không nhận được bất kì chi phí gì mà chỉ khuyên khách hàng về tự hòa giải với nhau nhưng luật sư lúc nào cũng cảm thấy vui vẻ,hạnh phúc,bình an trong tâm hồn khi nhận được những lời cảm ơn từ những vụ hòa giải thành.Phải chăng,đó chính là cảm giác của sự“nhận lại”những giá trị tốt đẹp từ sự“cho đi”yêu thương.
Luật sư nói nguồn cơn của những sự việc đau lòng về tranh chấp đất đai,tranh chấp chia di sản,thừa kế giữa những người thân trong gia đình có lẽ xuất phát từ phong tục tục quán lạc hậu đã có từ ngàn đời,ăn sâu bám dễ vào tâm trí con người khiến họ có những quan niệm và suy nghĩ lệch lạc.Vì thế nên mới thường xuyên xảy ra tình trạng xử lý việc nhà, phân chia nghĩa vụ, quyền lợi không công bằng, hành xử theo cảm tính, theo phong tục hay hủ tục, không tuân thủ pháp luật trong các gia đình Việt Nam.Điển hình như tư tưởng“trọng nam khinh nữ”,chỉ cho con trai thừa kế tài sản hay cho con trai phần hơn, không lập di chúc phân chia tài sản thừa kế sau khi qua đời, chia tài sản không công bằng giữa các con, không rõ ràng, rạch ròi trong việc phân chia, thừa kế, tặng cho tài sản,chủ yếu chỉ cho con cả hưởng phần lớn di sản…Từ đó đã làm phát sinh, tích tụ những mâu thuẫn trong gia đình, là căn nguyên sâu xa của những tranh chấp có thể phát triển thành bạo lực. Nếu không có những giải pháp tháo ngòi nổ xung đột, thì rất dễ dẫn đến những diễn biến phức tạp trong các cuộc tranh chấp,gây nên những vụ việc thương tâm.Vai trò của luật sư khi gặp phải những tranh chấp như vậy là đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân,nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của khách hàng để giải thích,tư vấn những giải pháp tốt nhất.Luật sư nên khuyên khách hàng bình tĩnh, sáng suốt, tiến hành tự hòa giải, thương lượng để hai bên tìm được tiếng nói chung, vừa đảm bảo quyền lợi lại không mất đi tình cảm gia đình.
Tôi thốt lên hai từ “giá như”.Giá như tôi gặp luật sư sớm hơn thì có lẽ giờ đây tôi đã không lâm vào tình cảnh như bây giờ.Thật ra trong những phút nông nổi nhất thời thì con người ta không suy nghĩ được sâu xa như vậy nên trong bước đường cùng mới phải tìm đến luật sư nhờ giúp đỡ.Một lời nói,một sự định hướng,một hướng xử lí lúc này có thể dẫn dắt cuộc đời đi nhiều hướng khác nhau.Tôi thừa nhận rằng pháp luật luôn trừng trị những kẻ xấu ,là cán cân công lý bảo vệ kẻ những người bị xâm phạm bởi hành vi trái pháp luật và nhiều vụ việc nhờ có sự can thiệp của pháp luật mà đã đem đến ánh sáng,đem lại điều tốt đẹp cho biết bao nhiêu người.Nhưng không phải vụ việc nào áp dụng theo cách giải quyết của luật cũng đều là đúng,là hợp lí mà cần vận dụng linh hoạt nhiều giải pháp.
Sau khi gặp được luật sư Trần Xuân Tiền,tôi mới hiểu ra rằng luật sư khi tư vấn pháp luật thực sự cần phải có cái tâm,thấu hiểu và đồng cảm với khách hàng. Những người khi tìm đến luật sư nhờ giúp đỡ thì đa phần họ đều đang trong nhiều hoàn cảnh khác nhau,họ đang bối rối,lo lắng,sợ hãi,thậm chí lâm đến bước đường khi vướng phải những vấn đề pháp lí mà không biết cách giải quyết như thế nào.Luật sư lúc này không chỉ đóng vai trò là một người chỉ dẫn,định hướng,người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng mà còn là một người bạn tâm tình.Muốn thế luật sư cần phải đặt mình vào hoàn cảnh của khách hàng để chia sẻ với họ,thấu hiểu được những tâm tư nguyện vọng thật sự của khách hàng để tư vấn cho họ những cách thức xử lí tốt nhất.Mỗi con người,mỗi sự việc là mỗi cách giải quyết khác nhau bởi cuộc đời người không ai giống ai,mỗi người đều là những mảnh ghép không hoàn hảo để làm nên bức tranh cuộc sống.
Luật sư đưa ra cách giải quyết hợp pháp cho khách hàng giúp họ tháo gỡ được những vấn đề pháp lí vướng mắc đã là đáng quý nhưng luật sư đưa ra hướng xử lí vừa đúng quy định của pháp luật,vừa hợp tình hợp lí lại càng đáng quý hơn.Luật sư không phải lúc nào cũng đứng trên lập trường pháp luật để tư vấn cho khách hàng mà trước mỗi vấn đề đặt ra cần phải nhìn nhận theo nhiều góc độ đa chiều khác nhau, từ cả góc độ của pháp luật và đạo đức xã hội.Dẫu biết rằng pháp luật và đạo đức luôn đi kèm với nhau và nhà nước ban hành ra pháp luật cũng dựa trên quy tắc đạo đức,lấy quy tắc đạo đức,giá trị nhân văn làm nền tảng nhưng khi đặt vào những hoàn cảnh thực tế,việc áp dụng theo pháp luật một cách cứng nhắc không phải là cách xử lí tốt nhất,tối ưu nhất,có lợi nhất cho khách hàng.Luật sư cần phải linh hoạt,nhìn nhận vấn đề để tư vấn cho khách hàng không chỉ dựa trên pháp luật mà còn cân nhắc đến quy tắc đạo đức,cái gì đem lại giá trị,lợi ích tốt hơn cho khách hàng thì nên tư vấn.
Dẫu biết rằng,nghề tư vấn của luật sư cũng giống như bao nghề khác,cũng là một loại dịch vụ nghề nghiệp bằng trí tuệ,chất xám.Luật sư cũng là con người,cũng phải cần đến tiền bạc để đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho nên họ cũng phải vận dụng rất nhiều kiến thức,kinh nghiệm,dành rất nhiểu công sức để tư vấn pháp luât cho khách hàng và nhận lại những chi phí xứng đáng với những gì mà mình bỏ ra.Nhưng Luật sư không nên vì lợi ích trước mắt mà bất chấp tư vấn cho khách hàng để kí được được hợp đồng và nhận lại được một khoản thù lao dù biết rằng điều đó có thể mang lại thiệt hại cho khách hàng.Cho đi yêu thương sẽ nhận lại được yêu thương,nhận lại được được sự thanh thản,bình yên trong tâm hồn.Với cùng một vụ việc, nếu luật sư tư vấn hành động theo quy định của pháp luật thì sẽ nhận được mức thù lao rất cao nhưng nếu tư vấn dựa phương diện đạo đức tình cảm thì họ có thể nhận được thù lao rất ít ỏi thậm chí là bằng không.Do vậy không phải luật sư nào cũng sẵn sàng làm như vậy.Rất nhiều vì khoản lợi trước mắt mà không tính đến hậu quả về sau cho khách hàng.Đó không phải là sự đầu tư lâu dài mà sự đầu tư lâu dài nhất là đưa ra phương án giải quyết tốt nhất cho khách hàng.Đây không chỉ là cách thức thực hiện đúng thiên chức của nghề luật sư,giữ được uy tín,danh dự mà còn là cách níu chân khách hàng lâu nhất và khách hàng sẽ tự tìm đến luật sư mỗi khi họ cần.
Có lẽ đối với luật sư,sự thành công không chỉ được định nghĩa bởi số vụ án đã chiến thắng ở Tòa mà sự thành công thật sự là đem đến cho khách hàng những giá trị tốt đẹp nhất,đem lại cho họ cảm giác vui vẻ,hạnh phúc nhất.Tôi mong rằng tất cả những người đang và có thể sẽ gặp những hoàn cảnh tương tự như tôi sẽ tìm đến được những luật sư có tâm,chân chính nhất để có cách hành xử khác và để đoạn đường còn lại của cuộc đời,ta không phải thốt lên hai từ “giá như”.
Người viết-Trần Thu Hậu
Facebook:Trần Thu Hậu https://www.facebook.com/thuhau.tran.165 Zalo:Trần Thu Hậu-SĐT:0339307041 |