Sai phạm của thi hành án không phải là câu chuyện mới, nhưng sai phạm ngớ ngẩn thì chắc chắn là câu chuyện mới. Câu hỏi đặt ra: có bao nhiêu cơ quan thực thi pháp luật không đọc luật?
Ông Đ.Đ.Quý và vợ là N.T.Tĩnh có 3 tài sản trong đó có hai tài sản gồm Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất diện tích 6994m2 đất trông cây lâu năm. và Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất diện tích 10.026m2 đất trông cây lâu năm đều tọa lạc tại xã Ea Sin, huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk. Một tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất diện tích 940m2 (trong đó: 150m2 đất ở, 790m2 đất trông cây lâu năm) tại phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk.
Theo Quyết định thi hành án số 584/QĐ-CCTHA ngày 04/09/2015 và Quyết định thi hành án số 26/QĐ-CCTHADS ngày 06/10/2015 của CCTHADS thị xã Buôn Hồ thì bà Tĩnh phải thi hành khoản án phí dân sự sơ thẩm và thanh toán khoản nợ đối với bà N.T. Trúc Mai số tiền 1 tỉ đồng.
Ngày 15/12/2015 CCTHADS thị xã Buôn Hồ tổ chức kê biên đối với 02 thửa đất của gia đình ông Quý tại xã Ea Sin, huyện Krông Búk tỉnh Đắk Lắk. Cho đến nay, tài sản đã được cưỡng chế giao cho người mua trúng đấu giá là ông T.H. Lợi, UBND huyện Krông Búk cũng đã hoàn tất các thủ tục Cấp giấy chứng nhận cho người mua trúng đấu giá.
Trò “mạo hiểm” của thi hành.
Một vụ tranh chấp tài sản rất bình thường, một bản án và quyết định thi hành án rất cụ thể nhưng THA Buôn Hồ lại biến tướng thành câu chuyện vô cùng rắc rối.
Hai tài sản bị kê biên của gia đình anh Quý nằm ngay trên địa bàn xã Ea Sin huyện Krông Búk không thuộc địa giới hành chính của thi hành án Buôn Hồ. Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 và Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dân luật thi hành án dân sự quy định rõ trong trường hợp tài sản cụ thể là bất động sản của người phải thi hành án nằm trên địa bàn khác thì thủ trưởng đơn vị thi hành án thực hiện ủy thác thi hành án. Pháp luật đã dành rất nhiều phần để nói rõ về quy đinh ủy thác thi hành án cho thấy ủy thác thi hành án là việc làm vô cùng cần thiết, vô cùng quan trọng để đảm bảo quá trình thi hành án được kịp thời khách quan, đảm bảo quyền nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc thi hành án. Trong trường hợp này, do tài sản của gia đình ông Quý- người phải thi hành án nằm trên địa bàn huyện Krông Búk vậy thủ tục tiên quyết THA Buôn Hồ phải thực hiện ủy thác cho THA huyện Krông Búk. Tuy nhiên, một cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan thi hành án trên địa bàn lại ngang nhiên làm trái quy định của pháp luật xâm phạm tài sản của công dân. THA Buôn Hồ kê biên tài sản trên địa bàn huyện bạn như trên sân nhà, việc thi hành án này còn được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan huyện Krông Búk khiến cho câu chuyện “ ngớ ngẩn” này có tính dây chuyền và ngày càng khó hiểu. Thi hành án xâm phạm địa bàn huyện nhà, đây là việc xâm phạm địa giới hành chính nhưng lại được sự ủng hộ rất nhiệt tình của các cơ quan liên quan trên địa bàn huyện Krông Búk.
Hoạt động thi hành án liên quan trực tiếp đến quyền tài sản của công dân đây cũng là nguyên nhân của rất nhiều vụ tranh chấp. vỤ việc của thi hành án Buôn Hồ là sai phạm ngớ ngẩn hay là cố tình ngớ ngẩn của cơ quan thi hành án. Chỉ một sai phạm của THA kéo theo cả quá trình thi hành án, xử lí tài sản về sau trở nên không minh bạch quyền lơi của dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, là nguyên nhân của hàng loạt đơn khiếu nại, khởi kiện, chỉ một sai phạm của thi hành án huyện Krông Búk, thị trấn Buôn Hồ đau đầu giải quyết hậu quả, UBND tỉnh, Cục Thi hành án liên tục nhận được đơn kêu cứu. Sai phạm này một mặt phản ánh trình độ yếu kém, năng lực hạn chế của cán bộ, một mặt khiến dân nghi ngờ về tính công khai, minh bạch khách quan của vụ thi hành án trên. Có ai đọc bài viết này và tự hỏi: biết là “ mạo hiểm”, biết chơi sẽ ngã tại sao vẫn cứ chơi? Vâng sự thật là THA vẫn cứ “ chơi”.
Quá bức xúc với cách hành xử bất chấp của thi hành án Buôn Hồ, nhận thấy tài sản bị thiệt hại nghiêm trọng ông Quý liên tục có đơn kêu cứu, khiếu nại, tố cáo sai phạm của chấp hành viên đồng thời ông cũng có đến 3 đơn khởi kiện đề nghị Tòa án vào cuộc giải quyết. Vụ việc hiện nay trở nên rắc rối và phức tạp hơn khi tranh chấp giữa ông và ngườ mua trúng đấu giá trở nên gay gắt.
Nhận được đơn thư từ ông Quý Văn phòng luật sư Đồng Đội đã cử luật sư trực tiếp vào thực đia, nắm bắt tình hình. Nhìn ra sai phạm rõ ràng của THA Buôn Hồ luật sư đã hướng dẫn ông Quý đấu tranh. Đồng thời, văn phòng đã có công văn gửi Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Đắk Lắk, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk, UBND huyện Krông Búk, UBND thị trấn Buôn Hồ. Ngày 21/11/ 2017 UBND tỉnh Đắk Lắk đã có công văn chỉ đạo giải quyết.. Để vụ việc nhanh chóng được giải quyết mang lại quyền lợi cho công dân, luật sư đã vào Đắk Lắk xin được làm việc trực tiếp với UBND tỉnh và Cục thi hành án. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh vụ việc bước đầu đã có chuyển biến. Với những nỗ lực của luật sư, sự bền bỉ, tin tưởng của gia đình ông Quý chính quyền chắc chắn sẽ phải có phúc đáp xứng đáng.
Lời của Ban biên tập
Vấn đề đáng nói trong việc tổ chức THA của Thị xã Buôn Hồ nêu trên là Chi Cục trưởng THA đã cố tình không ủy thác mà giao cho chấp hành viên thi hành án trái với nguyên tắc quản lí theo địa giới hành chính ( lãnh thổ, đất có thổ công). Hậu quả của việc không ủy thác mà tiến hành kê biên bán đấu giá, cưỡng chế giao tài sản “trớ trêu” . câu hỏi đặt ra ai sẽ là Trưởng ban chỉ đạo thi hành án, ai là người kí duyệt phương án cưỡng chế, ai sẽ là người chỉ huy buổi cưỡng chế để “lệnh” cho công an xã, công an huyện Krong Buk. Thi hành án Buôn Hồ không thể phân công các lực lượng tham gia cưỡng chế THA cũng như không phải là cơ quan đề nghị cấp sổ đỏ cho việc bán tài sản cưỡng chế, kê biên sai qui định. Từ việc làm trái đó việc cưỡng chế giao tài sản chỉ qua loa cho có biên bản, không giao cho bên mua tài sản một cách triệt để nên người phải THA chưa rời khỏi mảnh đất, nơi họ ở để canh tác ngày nào nên việc tranh chấp đang diễn ra hết sức gay gắt (Café chín rụng trị giá gần 200 triệu 2 bên tranh nhau nên không cho nhau thu hoạch, cãi vã, xô xát liên tục làm ảnh hưởng nghiệm trọng tình hình án ninh chính trị địa bàn). Chúng tôi được biết THA Buôn Hồ coi như xong việc, sống chết mặc bay.. vô cảm và vô can. Cái sảy nảy cái ung, dư luận đang đặt câu hỏi có hay không có tiêu cực trong vụ việc THA, tại sao dãy café đang thế chấp Ngân hàng và thu hoạch theo mùa vụ, Ngân hàng có thể giãn nợ, gia hạn nợ để nuôi dưỡng nguồn thu, tạo điều kiện cho người dân tái sản xuất, tái cơ cấu..mà THA vội vàng kê biên ( bán tài sản chưa đủ trả cho NH, bên được THA chưa được 1 xu là vì cái gì.. ) thực tế giá bán rẻ bằng1/10 gia thị trường và người mua không có ai khác là người quen biết với THA.. có việc kê biên bán đấu giá theo “ dây” để “ cướp” của dân hay không. Hiên nay gia đình bà Tịnh rất khó khăn, 2 vợ chồng với 6 đứa con chỉ trông vào dãy café. Qua dư luận, các cơ quan Tư pháp, chính quyền huyện Krong buk, thị xã Buôn Hồ và UBND tỉnh Đăk Lắk cần vào cuộc để xử lí vụ việc THA hiếm thấy này để trả lại sự tôn nghiêm của cơ quan thực thi pháp luật.
1 phản hồi
Rất đáng đọc. Rất thực tiễn.