Thế nào là thương lượng hòa giải
Thương lượng hòa giải là cách thức mà các luật sư, chuyên viên pháp lý sẽ trực tiếp đàm phán thương thảo với khách nợ, căn cứ vào pháp lý của hồ sơ vụ việc luật sư sẽ phân tích hậu quả của việc không thanh toán hoặc thanh toán chậm để khách nợ nhận thức được hành vi của mình, từ đó tác động đến hành vi thanh toán của khách nợ.
- Khái niệm:
Là cách thức mà các luật sư, chuyên viên pháp lý sẽ trực tiếp đàm phán thương thảo với khách nợ, căn cứ vào pháp lý của hồ sơ vụ việc luật sư sẽ phân tích hậu quả của việc không thanh toán hoặc thanh toán chậm để khách nợ nhận thức được hành vi của mình, từ đó tác động đến hành vi thanh toán của khách nợ.
- Đặc điểm của biện pháp thương lượng hòa giải:
– Thương lượng hòa giải là biện pháp thu nợ áp dụng đầu tiên, tiếp sau là các nghiệp vụ khác nếu có.
-Thương lượng hòa giải được sử dụng trong tất cả các trường hợp thu nợ.
– Đặc điểm và tính chất trong thương lượng hòa giải của luật sư không giống với cách thương lượng các chủ nợ khác áp dụng, nó vừa mang tính mềm dẻo, linh hoạt nhưng lại tạo ra những sức ép, tác động rất lớn đối với khách nợ.
– Mục tiêu của biện pháp thương lượng hòa giải khi thu nợ là: vừa thu được nợ nhưng vẫn giữ được mối quan hệ giữa chủ nợ với khách nợ, chủ nợ sẽ không bị ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu mặc dù đã thuê đơn vị thứ ba để đi thu hồi nợ.
- Khi nào phải thương lượng hòa giải
– Khi hồ sơ vụ việc còn yếu và thiếu về pháp lý:
Trong một số trường hợp khi hồ sơ vụ việc của khách hàng còn rất yếu và thiếu về mặt pháp lý như không có đối chiếu công nợ, thời hiệu khởi kiện đã hết, trong một số trường hợp còn thiếu biên bản thanh lý quyết toán hợp đồng trong khi điều kiện thanh toán theo hợp đồng cần phải có những tài liệu này mới có thể đáp ứng được điều kiện thanh toán, Hồ sơ còn nhiều những thiếu sót vướng mắc cần được hai bên đàm phán thương lượng để giải quyết
Trong quá trình làm việc, bằng khả năng đàm phán thương lượng thuyết phục sẽ giúp khách hàng bổ sung khắc phục những thiếu sót của hồ sơ, đảm bảo có thể bảo vệ yêu cầu đề nghị thanh toán của khách hàng tốt nhất trong trường hợp vụ việc phải đưa ra giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền.
Sau khi hồ sơ đã được hoàn thiện về mặt pháp lý không những có thể bảo đảm gây sức ép tại cơ quan thẩm quyền mà còn có thể tạo điều kiện gây sức ép trong quá trình đàm phán thương lương tiếp theo khi giải quyết vụ việc.
– Trong thời gian gần đây khách nợ vẫn thanh toán:
Khi nhận hồ sơ từ khách hàng, nghiên cứu hồ sơ và nhận thấy trong thời gian gần đây khách nợ vẫn có thiện chí trong việc thanh toán, điều đó chứng tỏ khách nợ là đối tượng vẫn có thể tiến hành đàm phán thương lượng có hiệu quả. Với tư cách là đơn vị thu nợ chuyên nghiệp, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kỹ năng có thể gây sức ép tốt hơn buộc khách nợ thanh toán.
– Khách nợ đang hứa trả tiền vì đang chờ một nguồn thu khác.
Khi tiến hành đàm phán thương lượng, trường hợp khách nợ nêu quan điểm đề nghị chờ đợi thêm một thời gian để chờ nguồn thanh toán từ một nguồn khác và trong quá trình xác minh thực tế xác định nguồn đó là có thực, thì việc đàm phán thương lượng dãn thời gian thanh toán công nợ để khách nợ có thể có nguồn để thanh toán là điều rất cần thiết.
– Quan hệ giữa chủ nợ và khách nợ vẫn rất tốt đẹp:
Việc đòi nợ do luật sư đảm nhận có những đặc thù nhất định so với các đơn vị thu hồi nợ khác, luôn luôn mong muốn duy trì được mối quan hệ bạn hàng tốt đẹp giữa chủ nợ và khách nợ. Do đó biên pháp đàm phán thương lượng luôn được ưu tiên áp dụng trong quá trình thu hồi công nợ.
Đàm phán thương lượng là một trong những biện pháp thu hồi nợ, tuy nhiên khi nghiên cứu hồ sơ đối với từng vụ việc cụ thể phải tiến hành nghiên cứu cân nhắc để chọn ra một cách thức biện pháp phù hợp nhất.
- Thương lượng hòa giải hiệu quả khi nào
Trong trường hợp hồ sơ công nợ của Quý khách hàng vẫn còn đầy đủ thì chúng ta nên dùng biện pháp thương lượng đàm phán với khách nợ để yêu cầu họ thanh toán, tất nhiên chúng ta không thể thương lượng dưới hình thức “cải lương, thỏa hiệp”, “quá mềm mỏng”. Chúng ta phải kết hợp giữa việc thương lượng với tạo ra sức ép để buộc khách nợ phải thanh toán
– Khi khách nợ có thiện chí thanh toán
Sau khi làm việc với khách nợ, bằng các biện pháp nghiệm vụ, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm, các chuyên viên thu nợ có thể biết được khách nợ nào thực sự có thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán và có thể dùng phương pháp đàm phán thương lượng để giải quyết thu hồi công nợ.
Một số biểu hiện cho thấy khách nợ có thiện chí thanh toán như: Tiếp xúc bố trí làm việc lịch sự, đưa ra lộ trình thanh toán cụ thể và đưa ra các nguồn thanh toán cụ thể chính xác….
– Khi khách nợ có khả năng tài chính:
Điều kiện tài chính là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới việc khách nợ có thể tiến hành thanh toán được công nợ hay không. Trường hợp trong quá trình thu hồi công nợ, nhận thấy khách nợ hoàn toàn có khả năng tài chính nhưng do một số khúc mắc, hay do một yếu tố nào đó mà chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Khi đó sẽ áp dụng những kỹ năng nghiệp vụ trong việc đàm phán thương lượng để thuyết phục khách hàng thanh toán công nợ
– Khi hồ sơ công nợ còn thiếu và yếu và pháp lý
– Khi mối quan hệ giữa chủ nợ và khách nợ vẫn tốt đẹp
Trong trường hợp hồ sơ công nợ của Quý khách hàng vẫn còn đầy đủ bốn yếu tố cơ bản trên, thì chúng ta nên dùng biện pháp thương lượng đàm phán với khách nợ để yêu cầu họ thanh toán, tất nhiên chúng ta không thể thương lượng dưới hình thức “cải lương, thỏa hiệp”, “quá mềm mỏng”. Chúng ta phải kết hợp giữa việc thương lượng với tạo ra sức ép để buộc khách nợ phải thanh toán. Chắc chắn đó là giải pháp thu nợ an toàn, hiệu quả.