CHIA SẺ KINH NGHIỆM CHO BẠN TRẺ
HÀNH TRANG VÀO NGHỀ, VÀO ĐỜI TRỞ THÀNH LUẬT SƯ, CHUYÊN GIA PHÁP
LÝ THÀNH ĐẠT
Người tham luận: Nguyễn Văn Hanh – Giám đốc pháp chế Công ty CP Be Group
Mobile: 0909221318
Đồng Nai, ngày 02/10/2021.
Trong lớp chúng ta có rất nhiều bạn trẻ đang là sinh viên năm cuối, đang tập sự luật sư và có mong muốn trờ thành một luật sư, chuyên gia pháp lý giỏi, thành đạt trong tương lai. Tôi rất hân hạnh được chia sẻ kinh nghiệm của mình, nhằm có giúp các Bạn trước hết tham khảo, sau đó có thể chuẩn bị cho mình hành trang vào nghề, vào đời một cách tự tin và hiệu quả.
“Hành trình để trở thành một Luật sư thành đạt”
Hãy bắt đầu từ việc định vị bản thân, chuẩn bị cho mình hành trang vào nghề, vào đời khi muốn trở thành luật sư, chuyên gia pháp lý thành đạt thì làm sao, bắt đầu thế nào?
1. Sứ mệnh mỗi con người:
Khi nói về sứ mệnh thì chính là Mình sẽ làm gì cho chính mình, cho người thân, cho xã hội.
Các bạn Hãy tự chọn cho mình một sứ mệnh phù hợp.
Bác Tiền đã chọn: “Văn phòng Luật sư Đồng Đội – VÌ CỘNG ĐỒNG”. Đây là sứ mệnh cá nhân và cũng là sứ mệnh của cả Văn phòng.
Nơi mình đang làm việc hoặc sẽ lựa chọn nơi làm việc họ có cùng sứ mệnh với sự lựa chọn của mình hay không. Điều này rất quan trọng đảm bảo sự hòa hợp giữa cá nhân và tổ chức. Cá nhân tôi, vì Gia đình và nếu có thể đóng góp cho cộng đồng.
2. Giá trị mỗi cá nhân xác định và theo đuổi:
Khi ta làm việc, ta hành nghề chúng ta lựa chọn cho mình những giá trị gì để theo đuổi, để sống chết vì nó; để hạnh phúc khi mình thực hiện giá trị này cho khách hàng, cho tổ chức (cho sếp).
Mỗi người có thể lựa chọn những giá trị khác nhau. Phổ biến là đem lại sự Hài lòng, Tin cậy pháp lý của khách hàng về dịch vụ mình cung cấp. Sự hài lòng của Sếp. Niềm tự hào gia đình. Bác Tiền: “xin thôi việc Nhà nước để theo nghề Luật sư với tâm niệm đem sức lực, trí lực giúp người”. Đối với tôi lựa chọn đó là Tin cậy pháp lý của Lãnh đạo công ty trong mọi hoạt động.
3. Mục tiêu mỗi cá nhân xác định và theo đuổi:
Thu nhập (bao nhiêu tháng/xe/du lịch/nhà); an ninh việc làm (không nay đây, mai đó; không mất phương hướng); danh tiếng cá nhân. Như bác Tiền đã đặt mục tiêu: “khẳng định mình trong cơ chế thị trường”. Khi khảng định được rồi rồi thì thu nhập, xe, nhà, đi du lịch … đương nhiên đạt được.
Mục tiêu của cá nhân tôi: Lương phải cao để có nhà to trong nội ô thành phố, có xe du lịch hạng sang và có tiền đi du lịch: trong nước, nước ngoài. Mỗi giai đoạn mục tiêu hết sức cụ thể. Khi đặt ra một mục tiêu nào đó thì phải SMART: Cụ thể, Đo lường được; Khả thi; Thực tế và Thời hạn rõ ràng.
Ba yếu tố trên: Sứ mệnh, Giá trị, Mục tiêu của cuộc đời, sự nghiệp mà chúng ta đã chọn, chúng đã giúp cho mỗi chúng ta xác định Tâm thế của mình trong cuộc sống, công việc. Điều này giúp cho chúng ta luôn có thái độ làm việc tích cực; Tâm thế tạo động cơ/động lực thôi thúc từ trái
tim, từ bên trong mỗi chúng ta. Đồng thời, tạo ra sự tự giác, ý thức cao khi làm việc, hành nghề. Khi có một Tâm thế tích cực, tâm thế tốt, đã có thể giúp chúng ta xóa tan đi mọi mệt mỏi về tinh thần, thể xác; giúp chúng ta luôn tìm thấy hạnh phúc, niềm vui trong công việc cho dù chúng có thể rất nhỏ.
Tấm gương lao động của Bác Tiền: Do bác đã chọn cho mình sứ mệnh, mục tiêu và giá trị cho mình hết sức ý nghĩa, cao cả như trên, Bác đã làm việc vì chúng, bởi thế bác luôn làm việc hăng say, liên tục, dậy sớm, thức khuya mà không mệt mỏi, “làm việc 24/7”.
4. Định vị Nghề nghiệp cho chính mình và chương trình hành động:
Đối với các Bạn cần thiết và trên hết, khi đã có Tâm thế tốt thì tiếp tục Định vị nghề nghiệp
cho mình. Định vị chính là việc tự xem lại mình: hiện nay đang ở đâu, các năm tới muốn đi tới đâu và khi nào ta đạt tới đích: “Một Luật Sư/Luật Gia Thành Đạt”.
Tiếp theo đó, tự lập cho mình một Chương trình hành động tích cực để đạt tới Đích đã chọn này. Đối với các Bạn trẻ: đang là sinh viên, đang là tập sự luật sư, thì cách định vị thế nào. Năm (05) Yếu tố cốt lõi, công thức của thành công:
Thành công = Thái độ + Kiến Thức + Kỹ Năng + Kinh Nghiệm + Quan hệ XH Đây là các yếu tố cần và đủ.
(i) Xác định Đích đến nghề nghiệp: Đích đến (mục tiêu) của các Bạn là gì trong 03-05 năm tới: Trở thành 01 chuyên viên pháp chế, thư ký, cộng sự giỏi hay luật sư giỏi, luật gia giỏi. Mức lương bao nhiêu? Mình đang ở đâu/đang có gì/đang hành động như thế nào cho Đích đến này?
(ii) Củng cố nền tảng Kiến thức: Đây là việc làm đã, đang, tiếp tục thực hiện. Kiến thức có ý nghĩa Nền tảng. Bằng con đường học vấn: Về sự học ở trường lớp các Bạn đã có, sẽ học là gì cho xây dựng Nền tảng Kiến thức: Cử nhân luật + Thạc sĩ luật + Khóa đào tạo hành nghề: luật sư/công chứng/Thẩm phán/KSV + văn bằng thứ hai về quản trị kinh doanh, kinh tế. Học ngoại Ngữ (Anh, Nhật, Hàn, …).
Tự học: Sự học của trường đời, học trong thực tiễn công việc để không ngừng cập nhật,
mở rộng cho mình: kiến thức kinh tế, văn hóa, xã hội. Sự mở mang này do đọc nhiều mà
có.
“Tinh thần học nữa, học mãi” của các Lãnh tụ, của bác Hồ. Hãy luôn học từ 05 người thầy: Google; sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành; chuyên gia; đồng nghiệp và chính mình (thực tiễn).
(iii) Trang bị và thực hành các Kỹ năng (hành nghề) cần thiết: Kỹ năng chỉ do rèn luyện, thực hành nhiều mới có – ngấm vào máu (có sẵn trong đầu). Về các kỹ năng cần trang bị (hành trang công việc) các Bạn Các Kỹ năng tối cần thiết:
+ Tiếp xúc khách hàng: kỹ năng nghe/hỏi/dẫn dắt; tóm lại vụ việc; xác định nhanh, vấn
đề pháp lý/quan hệ pháp luật cần giải quyết; tiếp nhận xác thực yêu cầu/mong muốn/mục
tiêu cụ thể của khách hàng khi giải quyết vụ việc.
+ Kỹ năng thu thập thông tin, hồ sơ liên quan từ khách hàng; các bên liên quan. Kỹ năng
nghiên cứu hồ sơ (đọc hồ sơ): đọc có chủ đích/sâu/ghi chép lại.
+ Kỹ năng áp dụng pháp luật: nguồn áp dụng, pháp luật về nội dung; pháp luật về thủ tục
(mẫu biểu, trình tự, điều kiện, thẩm quyền; thời hạn, phí …).
+ Kỹ năng viết – soạn thảo (văn bản nói chung; đơn từ; báo cáo tư vấn pháp lý; đỉnh cao
soạn luận cứ bào chữa/bảo vệ;);
+ Kỹ năng thuyết trình/tranh luận.
+ Kỹ năng nghiên cứu và giải quyết vấn đề mới.
+ Vài chục kỹ năng mềm mà bất cứ ai cũng cần: giao tiếp, quản lý thời gian; giải quyết
vấn đề, …
(iv) Chủ động làm giàu Kinh nghiệm: Kinh nghiệm nói chung và kinh nghiệm trong hành
nghề do thực tế công việc được làm nhiều/làm rộng/va vấp/va chạm nhiều mà có; được
thường xuyên đúc kết (hàng ngày/vụ, việc).
Lời khuyên: không ngại mở rộng/lĩnh vực mới/công việc mới. Muốn có một kinh nghiệm thực tiễn giàu có thì phải qua Thời gian – Khổ luyện – Chú tâm mới có được. Ngoài ra, cần tham vấn, có chia sẻ từ Sếp, đồng nghiệp, bạn bè, các chuyên gia đã rất giàu kinh nghiệm khi mà chúng ta phải giải quyết một vụ việc chúng ta làm chưa hề có
kinh nghiệm.
“Luật sư Trần Xuân Tiền, nguyên Thiếu tá quân đội, nguyên Kiểm sát viên, nguyên Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án. Ông có 29 năm công tác trong các cơ quan Nhà nước, quân đội, đi nhiều nơi, làm nhiều nghề …”
“Thế mạnh của Văn phòng Luật sư Đồng Đội là nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao được đào tạo chính qui trong và ngoài nước, cộng với kinh nghiệm lãnh đạo, tổ chức, quản lý, đào tạo, tâm huyết, kiên trì của Trưởng Văn phòng”.
5. Xây dựng cho mình một mối quan hệ xã hội thân thiết, đủ rộng:
Yếu tố cuối cùng tạo dựng cho mình Mối quan hệ xã hội rộng. Chơi, giao lưu với ai: Luật sư, KSV, Thẩm phán/thư ký; chấp hành viên; quản lý các doanh nghiệp; kế toán trưởng; kiểm toán viên; chuyên viên ĐKKD; Chuyên viên VP ĐK nhà đất …. Hơn 11 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, Văn phòng luôn có sự hợp tác sâu rộng với
các đối tác, đồng nghiệp ở các vùng miền của Việt Nam.
Các Bạn trẻ:
Hãy suy ngẫm nghiêm túc, lựa chọn cho mình một Hành trình hướng đến Thành công.
Hãy Bắt tay ngay thực thi nó liên tục, kiên định, không từ bỏ; chấp nhận cực khổ, vất vả. Không dao động.
Thực hiện châm ngôn: “Chó cứ sủa còn đoàn người cứ đi” thì mới có thể đến đích đã chọn.
Thank you all!