Tôi đã gần 50 tuổi đời với 29 năm công tác trong cơ quan Nhà nước, đã đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, nhưng đến với nghề luật sư thật tình cờ và thật khó khăn vì phải thôi công chức nhà nước, bỏ đi những thuận lợi những mơ ước trong tiềm thức của bao người để đến với nghề luật sư – nghề tự do, nghề cao quí nhưng không ít gian chuân trong nền kinh tế thị trường, nghề mà ở Việt Nam mấy năm gần đây mới được xã hội ghi nhận, Luật sư mới sống được với nghề và đang phát triển cùng với sự phát triển đi lên của đất nước.
Song bản thân tôi cũng nhiều trăn trở, trăn trở nhiều nhất là đạo đức luật sư và thực trạng đạo đức luật sư ở nước ta. Chính vì vậy tôi có một vài suy ngẫm của riêng mình.
Nghề luật sư từ khi được nhà nước thừa nhận chính thức bằng Pháp lệnh Luật sư 1987 thì đạo đức nghề nghiệp đã được đặt ra, bàn luận không ngớt. Năm 2002, Bộ Tư pháp đã ban hành quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư. Và giờ đây, với trách nhiệm tự quản của Liên đoàn Luật sư, việc xây dựng quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp càng trở nên quan trọng, bức thiết. Có rất nhiều bài viết, bài nói rất hay, lý luận rất sắc nét mang tầm của nhũng người làm nghề cao quí, nghề được xã hội tôn vinh – nghề được coi là thầy pháp luật. Tôi chỉ đề cập khía cạnh đạo đức nghề nghiệp từ cái tâm của con người
Ai cũng biết rằng, người ta bất cứ làm nghề gì cũng đều phải có lương tâm, trách nhiệm đối với việc làm của mình. Nhưng, do quy luật sinh tồn và phát triển không đồng đều nên mỗi ngành nghề khác nhau đều có tính chất khác nhau, đòi hỏi lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người làm nghề có sự khác nhau, không ai có thể đánh đồng được.
Trong kinh doanh, các doanh nhân đương nhiên phải tính toán sao cho có lợi nhuận. Nhưng, khoản lợi nhuận ấy phải do bàn tay khéo léo và khối óc thông minh tạo ra, nó không thể có sự gian dối. Đó là đạo đức của người kinh doanh chân chính. Và người làm nghề luật sư cũng giống như mọi người làm nghề khác ở chỗ: có học, được đào tạo thành người có đủ phẩm chất. “Chân, Thiện, Mỹ”, cũng đòi hỏi có khối óc thông minh và tấm lòng ngay thẳng, nhân hậu.
Nhưng nghề luật sư lại có đặc thù riêng, đó là phải gắn liền với mọi lãnh vực pháp luật của Nhà nước. Các ngành nghề khác chỉ quan hệ đến một vài lĩnh vực pháp luật có liên quan mà thôi. Như vậy tính chất nghề nghiệp của luật sư là rất phức tạp, đòi hỏi luật sư phải có kiến thức pháp luật sâu rộng, am hiểu nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và phải chịu sức ép rất lớn khi thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
Có một vấn đề đặt ra là theo luật luật sư năm 2006 thì người trở thành luật sư phải có trình độ cử nhân luật, phải tốt nghiệp lớp nghiệp vụ luật sư 6 tháng ở Học viện tư pháp, phải đăng ký tập sự hành nghề ở một tổ chức hành nghề luật sư trong thời gian 18 tháng, phải trải qua kỳ kiểm tra tập sự hành nghề và được cấp chứng chỉ hành nghề rồi sau đó đăng ký với đoàn luật sư để có thể hành nghề với tư cách cá nhân hay tham gia tổ chức hành nghề luật sư.
Rõ ràng so với lĩnh vực khác nghành nghề khác, nghề luật sư yêu cầu rất cao và khắt khe. Nhưng đó là kiến thức, còn đạo đức nghề nghiệp là cả một qúa trình của một con người là sự tự tích lũy, tự trau rồi và là cái tâm của con người, là sự suy nghĩ hành động cách ứng xử, sự đấu tranh trước cám dỗ của vât chất, tình cảm.
Đã có những luật sư đi ngược với lợi ích của dân tộc, của xã hội, lợi dụng dân chủ, chống phá nhà nước; có những luật sư lợi dung danh nghĩa, lợi dụng nghề nghiệp lừa đảo tài sản, lừa dối khách hàng bị khách hàng kiện ra tòa và phải chịu phán xét của tòa án, có Luật sư nhận tư vấn cho khách hàng nhưng không chịu nghiên cứu cập nhật kiến thức không đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng mà coi đồng tiền là tất cả .. Luật sư như vậy sẽ không có chỗ đứng trong xã hội và sẽ bị đào thải.
Vì vậy tu dưỡng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp luôn là cái gốc cho mọi thành công. Vậy đạo đức luật sư nên hiểu như thế nào ?
Theo tôi luật sử trước hết là công dân có trình độ có kiến thức có hiểu biết về xã hội phải có đạo đức cách mạng, phải gương mấu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước thực hiện chức năng xã hội của luật sư trong sứ mệnh cao cả là bảo vệ công lý, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tuân thủ và trung thành với Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng sự thật, góp phần vào việc phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tích cực tham gia hoạt động công ích.
Đối với công việc phải tận tụy với công việc, phải có cái tâm trong sáng, phải luôn coi yêu cầu của khách hàng là yêu cầu của chính mình, phải làm gì và làm như thế nào để có sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Sản phẩm đem lại cho khách hàng phải đúng pháp luật, phù hợp với thuần phong mỹ tục, hài hòa lợi ích. Dịch vụ hợp đồng pháp lý đó phải luôn bảo đảm về mặt thời gian, các cam kết với khách hàng phải tự giác thực hiện, đem lại lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
Cũng phải thấy một vấn đề là ở nước ta người dân và các doanh nghiệp chưa sử dụng nhiều dịch vụ pháp lý của luật sư, một phần là do khó khăn về kinh tế, phần do chưa quen sử dụng, phàn do chất lượng dịch vụ của luật sư còn chưa đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Những người tìm đến luật sư thường là bức xúc, là ‘‘nước đến chân mới nhảy’’, họ đến với luật sư với tâm trạng như người bệng tìm đến bác sỹ vậy, họ đặt hết hy vọng của luật sư, trông đợi kết quả sự trợ giúp của luật sư.
Vì vậy thời gian cũng như sản phẩm đem lại là cấp thiết là nhu cầu “nóng”. Chính từ thực trạng đó luật sư khi tiếp xúc với khách hàng phải hiểu tâm lý khách hàng, phải biết khách hàng cần mình điều gì, phải biết chia sẻ động viên, biết hướng thiện và đặc biệt phải biết giá trị của cải vật chất mà khách hàng đã trả cho luật sư, đó là sự sòng phẳng về mặt trao đổi dịch vụ, phải biết đồng tiền của người dân trả cho mình là kết quả của quá trình lao động một nắng hai sương, giành dụm mới có được nhưng họ sãn sàng chi cho luật sư giúp họ đòi lại sự công bằng, sự ngang trái của cuộc đời. Sẽ là phần thưởng vô giá của người luật sư khi tham gia tranh tụng bào chữa cho thân chủ được minh oan tại tòa, được nhận lại quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại hoặc giúp cho người dân hiểu biết pháp luật, tự thỏa thuận với nhau giải quyết được mâu thuẫn nhưng vẫn giữ được tình làng nghĩa xóm …
Đạo đức nghề nghiệp của luật sư phải bắt đầu từ những công việc cụ thể như vậy, từ những tư duy như vậy. Một khía cạnh cần bàn đó là cách ứng xử với đồng nghiệp,quan hệ đồng nghiệp của luật sư ít được pháp luật quy định bởi nó thực ra là chuẩn mực ứng xử trong giới luật sư với nhau. Trong một tổ chức đề cao tính tự quản, quy tắc đạo đức nghề nghiệp phải đặt ra được những tiêu chuẩn đòi hỏi mỗi luật sư phải coi uy tín của đồng nghiệp và uy tín của giới là uy tín của chính mình, để điều mình không muốn thì cũng không được làm với đồng nghiệp theo đúng nghĩa “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”.
Như thế, mỗi niềm vui hay rủi ro nghề nghiệp của đồng nghiệp cũng chính là niềm hạnh phúc hay nỗi đau của bản thân mình. Đồng nghiệp ở đây cũng cần hiểu khái niệm rộng ,đồng nghiệp là những người cùng làm nghề luật sư họ có thể là những người cùng trong tổ chức luật sư, nhũng người cùng nhau sát cánh xây dưng công ty, văn phòng luật sư, cũng có thể là luật sư bào chữa bảo vệ cho thân chủ có quyền và lợi ích đối lập. Vì vậy việc ứng xử thật không hề đơn giản, ví như luật sư trong cùng một văn phòng phải biết hố trợ giúp đỡ nhau về mọi măt trong đời sống nhất là chuyên môn nghiệp vụ bởi không ai là toàn diên là mình biết cả giỏi cả, người đi trước phải giúp người đi sau về kinh nghiệm, về tri thức. Phải sát cánh vì sự nghiệp chung vì sự hội nhập và phát triển của mình và sự nghiệp chung của nghề luật sư. Sẽ là đáng quí khi
bắt gặp những luật sư đi trước trong lúc bộn bề công việc vẫn cầm tay chỉ việc cho lớp sau với mong muốn đồng nghiệp sớm khẳng định mình trong làng nghề, họ làm như những người thợ cả truyền nghề cho thợ phụ…Họ hạnh phúc khi đào tạo qua trường đời được một đồng nghiệp.
Có thể nói rất nhiều khía cạnh và nhiều vấn đề về đạo đức luật sư nhưng thống nhất mối quan hệ giữa “nói và làm” trong đạo đức nghề nghiệp đối với mỗi người là một điều rất khó khăn. Phẩm giá và uy tín của mỗi luật sư không phải do ai ban cho hoặc sẵn có mà là kết quả của quá trình tu dưỡng bền bỉ, được tích lũy bằng tri thức, các kỹ năng hành nghề và hành vi đạo đức của bản thân luật sư. Tôi nghĩ “vạn pháp do tâm”, nếu rèn giũa để cái tâm trong sáng hiện ra thì mọi tình huống phức tạp xảy ra trong đời sống cá nhân và hành nghề của từng luật sư đều sẽ trở nên đơn giản và xã hội sẽ ghi nhận tôn vinh giới luật sư Việt Nam.
Điều đó được minh chứng bằng việc Đảng, Nhà nước rất quan tâm giới luật sư, từ việc ban hành luật luật luật sư, thành lập liên đoàn luật sư, các đoàn luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư các cơ chế chính sách như đầu tư kinh phí đào tạo luật sư đủ khả năng tham gia tranh tụng quốc tế đặc biêt là sự quan tâm lắng nghe ý kiến, tiếp xúc với giới luật sư của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Luật sư Việt Nam sẽ thực hiện tốt chức năng xã hội, từng bước hội nhập phát triển với khu vực và trên thế giới.
Nguồn tin: Văn phòng luật sư Đồng Đội