Theo từ điển hòa giải là dàn xếp để hai bên không xung đột nhau nữa. Hòa giải vốn có từ xa xưa và trên những nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bị áp đặt, bắt buộc, hòa giải phải khách quan, công minh có lý có tình, giữ bí mât thông tin đời tư, kịp thời chủ động, kiên trì, nhằm bảo vệ pháp luật…hòa giải phải luôn phù hợp với đường lối của Đảng chính sách và pháp luật của nhà nước.
Ngày nay khi hệ thống pháp luật ngày một hoàn thiện thì hòa giải được pháp luật qui định bắt buộc trong một số hoạt động của cơ quan nhà nước ví như trong thủ tục tố tụng tại tòa án các cấp: thủ tục giải quyết xin ly hôn dù là thuận tình hay không thủ tục hòa giải là bắt buộc hay khi thụ lý giải quyết các tranh chấp đất đai thi phải qua hòa giải ở cơ sơ (theo qui dịnh tại điều 135,136 luật đất đai năm 2003)
Như vậy hòa giải là truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, hòa giải mang đậm tính nhân văn, hòa giải vì mọi người, và trên cơ sở tình người; hòa giải góp phần giữ gìn tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết tương thân tương ái trong cộng đồng, tập thể, hàn gắn vun đắp sự hòa thuận, hạnh phúc cho từng gia đình.
Hòa giải đem lại niềm vui cho mọi người mọi nhà ,góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, hòa giải góp phần làm giảm khiếu nại tố cáo của công dân, hòa giải cũng là việc phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật thật hiệu quả thể hiện qua những kết quả to lớn sau 10 năm thi hành pháp lệnh hòa giải.
Ở đây người viết bàn về vấn đề hòa giải trong hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động.Tại điều 31 luật trợ giúp pháp lý năm 2006 và tại điều 40 nghị định 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 qui định hòa giải trong TGPL. Nhìn chung pháp luật không qui định cụ thể việc hòa giải khi hoạt động TGPL lưư động nhưng qua hoạt động thực tiễn tại các địa phương thì thấy nhu cầu của người dân và khả năng thực hiện hòa giải là rất lớn, thực chất là khi tư vấn pháp luật lưu động chúng ta tư vấn pháp luật cho các bên có tranh chấp, người thực hiện TGPL nhận thức được giá trị đích thực của hòa giải và hướng dẫn cho 2 bên đề nghị hòa giải thì tiến hành theo thủ tục chung (biến nhu cầu, ý tưởng thành vụ viêc hòa giải theo qui định của pháp luật)
Như vậy cơ sở pháp lý là có và nhu cầu hòa giải rất lớn, đó là đòi hỏi tất yếu khách quan. Vấn đề là làm sao để tiếp cận người có nhu cầu hòa giải và tổ chức hòa giải cho tốt. Kinh nghiệm thực tế cho thấy TGPL lưu động rất có ý nghĩa, nó thể hiện rõ nhất quan điểm đường lối của Đảng , chính sách pháp luật của nhà nước là gần dân, giúp dân và vì dân.
Trong các Trung tâm TGPL các địa phương rất quan tâm đầu tư thời gian ,sức lực và tâm huyết đến hoạt động TGPL lưu động và đã thu được những kết quả rất thiết thực, rất đáng trân trọng, thế nhưng chúng ta chỉ tập trung vào việc tư vấn pháp luật mà ít tiến hành hòa giải những vụ việc tranh châp vì họ “không có nhu cầu không có đề nghị ”; với lại có người cho rằng không có điều kiện hòa giải.
Thực tế không khó vì khi khảo sát nhu cầu TGPL ở cơ sở ta làm tốt vấn đề này lưu ý cho UBND xã, phường ,thị trấn nắm chắc đối tượng mời cả 2 bên và hướng cho họ làm đơn xin đề nghị đoàn TGPL hòa giải tại buỏi TGPL lưu động tại địa phương ;địa phương thông báo sơ bộ hoặc có điều kiện gửi trước những tài liệu đã giải quyết để người thực hiện TGPL có thể nắm bắt sự vụ, về phía Trung tâm, bố trí Trợ giúp viên, cộng tác viên, luật sư tham gia TGPL lưu động có kinh nghiệm có tâm huyết có kỹ năng hòa giải những lĩnh vực phát sinh đã được thông báo trước.
Khi đến địa phương nơi TGPL lưu động mời các thành phần địa phương tham gia để nắm bắt thêm và phối hợp hòa giải. Các trường hợp khi hòa giải này có khó là thời gian hạn chế, nhưng thuận lợi là thường cấp cơ sở đã hòa giải không thành nên biết được phần nào mâu thuận giữa các bên đến mức nào và tại sao họ chưa chịu thỏa thuận với nhau, và đặc biệt là “tâm lý bụt nhà không thiêng” nên khi tỉnh về thì họ chông đợi nhiều đến cấp trên và họ “nể hơn”. Do vậy người thực hiện TGPL có rất nhiều cơ hội để thuyết phục các bên chấp nhận những phương án người thực hiện TGPL đưa ra dẫn đến tỉ lệ vụ hòa giải thành rất cao.
Như vậy nếu biết tổ chức tốt việc TGPL lưu động mà tranh thủ hòa giải thành cho địa phương thì thật tốt ; giúp cho địa phương những vụ việc khó, cụ thể mà địa phương không làm được hoặc chưa làm được, TGPL lưu động không chỉ “nói suông” mà có “sản phẩm” cụ thể từ đó uy tín của Trung tâm nâng lên rõ rệt. Sự nhìn nhận về TGPL nói chung và TGPL lưu động nói riêng ngày càng có ấn tượng tích cực, TGPL thật sự có chỗ đứng trong đời sống xã hội và niềm tin của người dân.
Tại trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Ninh Bình, nhận thức rõ tác dụng thiết thực ý nghĩa của việc hòa giải khi TGPL lưu động nên đã thu được kết quả và nhiều vụ việc đơn giản khác rất đáng quí trong năm, đã hòa giải được 7 vụ rất phức tạp tại đia phương và nhiều vụ việc đơn giản khác (như vụ đánh nhau gây thương tích đã 2 năm, qua nhiều lần hòa giải tại UBND xã Khánh Tiên không thành, đương sự đã khởi kiện ra tòa, tòa án huyện Yên khánh hòa giải không được, đã có lịch xét xử nhung chỉ trong nửa giờ cán bộ Trung tâm đã hòa giải các bên tự thương luợng rút đơn tại Tòa án và thỏa thuận thanh toán ngay cho nhau khoản bồi thường, hoặc vụ việc tranh chấp lối đi giữa 5 gia đình với gia đình ông M tại xã Văn Phú huyện Nho quan, sau gần 3 năm sảy ra mâu thuẫn các gia đình rất căng thẳng họ đưa nhau ra tòa thì ngại vì “cha chung” nên nhiều lần đè nghị UBND hòa giải nhưng các bên không chấp nhận, không khí làng quê buồn bã, họ gặp nhau mà không muốn nhìn mặt nhau, địa phương thì bó tay, khi có TGPL, Chủ tich UBND xã đề xuất và gửi niềm tin vào đoàn TGPL, nếu tỉnh cũng chịu thì chẳng biết giải quyết sao đây ! . Hoặc vụ tranh chấp tiền đền bù tại xã Phú Sơn trong việc GPMB dự án nhà máy xi măng Phú sơn giữa chị dâu em chồng đã vào cái tuổi 80 …)
Qua các vụ hòa giải cụ thể đó đã kịp thời giúp dân, vừa trao đổi được kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải cho cán bộ cơ sở, giúp cho chính quyền những việc phải làm mà gỡ mãi không được. Rõ ràng không phải bàn thêm gì về tác dụng của hòa giải qua thực tiẽn và những vụ việc cụ thể . Cũng phải nói thêm rằng không phải vụ nào cũng xong dễ vây mà dễ với người này khó với người kia , vụ dễ không hòa giải được mà vụ phức tạp lại làm được trong thời gian ngắn bởi nó đã chín và không còn cấp nào hòa giải nữa, nếu không hòa giải đồng nghĩa với sự bế tắc mà bế tắc thi hậu quả cả 2 bên cùng gánh chịu.
Qua đây xin nêu vài kinh nghiêm rút ra từ thực tế :
– Trước hết phải từ nhận thức làm gì cũng cần có uy tín chất lượng, hiệu quả, TGPL lưư động về mặt lý thuyết rất hay nhưng thực tế có lúc có nơi chưa thật hiệu quả chất lượng còn “mang tính phong trào”, chạy theo số lượng mà chưa nâng cao chất lượng, có chất lượng TGPL với đi vào đời sống xã hội và mới có “đất” để sống. Tổ chức buổi lưu động rất tốn kém thời gian công sức , tiền của của nhiều người. Vì vậy không tạo ra dấu ấn tạo ra những sản phẩm cụ thể thì rất phí phạm nhiều thứ và không đúng với mục đích của pháp luật XHCN.
– Hòa giải trong TGPL lưu động là rất tốt nhưng muốn làm được hòa giải thì không dễ, Người thực hiện TGPL và cơ quan tổ chức TGPL cần có nhận thức, kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là phải có tâm huyết, có tình thương, lương tâm và trách nhiệm. Do vậy cần năng động, sáng tạo, tự tin và quyết tâm cao trong hoạt động cụ thể tại cơ sở.
– Phải làm tốt công tác phối hợp khi khảo sát và triển khai tổ chức buổi lưu động, để có sự chuẩn bị và bố trí người thực hiện TGPL cho phù hợp, hiệu quả.
– Người thực hiện TGPL khi tiến hành hòa giải phải tinh tế và nhanh chóng nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các bên và đưa ra gợi ý đề xuất cho hai bên thật vô tư hợp lý hợp tình thì rất có hiệu quả