Tôi có một câu chuyện nhỏ nói ra thì vui ít buồn nhiều. Chả là các bạn cử nhân luật ra trường mà học trường top đầu hẳn hoi. Nhưng khi về nhà, gia đình anh em có việc đụng đến pháp luật thì không ai nhờ mà cũng không dám lộ diện vì có biết gì đâu mà thưa thớt. Học xong vài năm rồi mà về quê bị hàng xóm hỏi “mày học cái gì vậy, ra trường chưa cháu?”. Vậy đấy, các em vẫn thụ động, vẫn thiếu tự tin, vẫn học chay, vẫn loay hoay kiến thức ở trường mà không biết đi thực tế, lao vào thực tế.
Đến lúc đi xin việc thì vào nhà nước thì biên chế có hạn và cũng đủ yêu cầu nọ kia nên không đến lượt. Làm bên ngoài (Pháp chế, thư kí, LS, CCV, thừa phát lại.. ) thì đa phần cần kiến thức và kinh nghiệm mà kinh nghiệm lại không có nên gửi CV đi khắp nơi, gửi nhiều đến mức không cần đọc, không tìm hiểu nơi mình gửi họ là ai, họ như thế nào, hoành tráng hay bình dân, đến đó mình có được cái gì, đem lại cái gì cho mình.
Xin thưa, các bạn trẻ học đến năm 3 cần thời gian, đi tìm nơi thực tập thật sự nghiêm túc vào. Tôi vẫn nói vui tìm nơi học việc còn khó hơn, yêu câu cao hơn nơi đi làm.. vì không phải ai cũng có điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ, kèm cặp, cho đi vì các bác đi trước còn đang lặn ngụp lo cơm áo gạo tiền cho họ chưa xong. Vậy nên tìm được 1 người thầy đầu tiên vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng đến cuộc đời của các em, hình thành nhân cách, phong cách làm việc, quan điểm sống. Tránh đến nơi toàn chạy án, toàn nói ra tiêu cực, chê bai. Điều đó rất nguy hiểm cho lớp trẻ. Tôi đã cho 1 bạn sinh viên năm 4 out ngay ra khỏi lớp zoom miễn phí vì nghe bạn ý nói toàn tiêu cực, toàn cái gì đó khó sống trong xã hội, Bạn ơi, xã hội nào, thể chế nào cũng có điều nọ điều kia nên học luật để mưu sinh và học luật làm luật để có một phần nhỏ cống hiến, kiên trì cần mẫn tư vấn pháp luật, tham gia pháp lý và tham gia nhận uỷ quyền giúp dân nghèo, hãy tích tiểu thành đại, hãy bắt đầu từ cái nhỏ đi bạn ơi. Đừng vội!
Thực trạng khó khăn cho các em cử nhân luật có một phần trách nhiệm của gia đình, của nhà trường, của xã hội, chưa cho các em cơ hội ( đi thực tập tự đi xin, đi đến cho có, học gì làm gì chả ai để ý, kí xác nhận không cần đọc… ), thứ nữa là các môn học chưa bố trí môn marketing, chưa lo đầu ra, chưa có đơn đặt hàng mà cứ dạy, cứ học, cứ ra trường, cứ tự bơi, rồi chán, rồi nản, rồi đi vòng đi vèo, làm việc trái ngành,trái nghề, làm đến quá nửa đời vẫn chưa tìm được việc yên thân.. Có lỗi nhà trường vì ít ngoại khoá, ít có đơn đặt hàng, và ít phải chịu trách nhiệm khi cử nhân thất nghiệp đi xe ôm.
Theo quan điểm của luật sư Trần Xuân Tiền, các nhà trường nên tạo điều kiện nhiều hơn cho sinh viên của mình. Bằng cách chọn những người có tâm có tầm trong lĩnh vực mà các bạn mong muốn theo đuổi để kết nối với những người đó và mời họ về trường để chia sẻ thêm những kiến thức hữu ích. Ngoài ra, nhà trường có thể mở các lớp ngoại khoá để cho sinh viên có cơ hội được va chạm với thực tế.
Thêm vào đó, các trường nên bàn bạc lại những chương trình đào tạo trong trường. Hiện nay, hầu như các chương trình đào tạo đều phù hợp với các cơ quan nhà nước hơn là tư nhân. Mà thực trạng, tỉ lệ việc làm của tư nhân cao hơn nhiều so với nhà nước. Trong khi nhà nước không đáp ứng đủ nhu cầu việc làm của các bạn sinh viên còn các tổ chức tư nhân có nhu cầu tuyển những người đáp ứng đủ yêu cầu thì lại chiếm tỉ lệ rất ít. Để có thể làm ở môi trường tư nhân, các bạn cần rất nhiều kỹ năng mềm, không chỉ là những kiến thức luật thô cứng mà còn như là một nhà làm dịch vụ. Tạo ra dịch vụ và làm thế nào để khách hàng dùng những dịch vụ của mình. Nhà trường nên để ý đến điều đó và bổ sung thêm các môn phù hợp với thực tiễn như marketing,…
Một phần lỗi là ở nhà trường nhưng cũng không thể kể đến trách nhiệm của chính các bạn sinh viên. Các bạn đi học nhưng không có mục tiêu cụ thể , không tìm hiểu và tự học. Các bạn không tìm kiếm, không đi vào thực tế sẽ dẫn đến hậu quả các bạn không có việc làm sau này là điều dễ hiểu. Làm tư nhân, môi trường cạnh tranh vào đào thải nhiều, khi có người làm tốt hơn bạn nếu bạn không cố gắng trau dồi thì bạn sẽ là người bị loại ra khỏi ngành nghề. Để có thể thành công và phát triển, luật sư khuyên các bạn sinh viên nên năng động, linh hoạt để có thể thích nghi được với môi trường làm việc. Các bạn nên xác định mục tiêu nghề nghiệp mà mình theo đuổi. Sau đó, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường các bạn nên chủ động liên hệ để tìm chỗ thực tập cho mình, để chính bản thân các bạn có thể được cọ xát với thực tập và trau dồi thêm kiến thức bổ sung tạo tiền đề để có công việc tốt sau khi ra trường. Một điều mà các bạn cần lưu ý rằng các bạn đi thực tập sớm là một điều rất tốt nhưng nó chưa đủ. Bởi nơi các bạn thực tập cũng rất quan trọng. Trước khi xin đến thực tập ở một nơi nào đó, các bạn nên tìm hiểu trước về nơi mình sẽ thực tập để xem nơi ấy có uy tin, có thể cho bạn những kỹ năng mà kiến thức bạn cần hay không. Vì công việc cạnh tranh nhau, nếu một tổ chức làm việc không tốt thì họ không có đủ điều kiện và kiến thức để có thể dạy bạn.
Ở Văn phòng luật sư Đồng Đội, chúng tôi đã đón nhận, tạo điều kiện thuận lợi cho rất nhiều sinh viên ham học hỏi, những người đam mê nghề luật. Trường văn phòng đã tạo rất nhiều điều kiện cho các bạn từ các trường đại học đến học việc, nhiều bạn sau một thời gian học việc ở đây, đã đứng vững trên đôi chân của mình, chắc nghề và có trình độ tốt. Nhận biết được rằng, để có những sinh viên chất lượng sau khi ra trường, học sinh không chỉ cần những kiến thức ở nhà trường mà còn cần thêm những kiến thức thực tế, những kỹ năng mềm để có thể thực hiện được công việc sau này. Trưởng văn phòng luật sư Đồng Đội- Luật sư Trần Xuân Tiền cũng đã mở lớp học qua mạng trên nền tảng zoom để có thể chia sẻ nhiều kiến thức cũng như động lực đến các bạn sinh viên và những người đam mê ngành luật. Ngoài ra, Trường văn phòng cũng đã nhận lời mời của các trường học, các cơ sở đào tạo Luật trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vào năm 2011-2022, với mục tiêu giúp các em học sinh có được cơ hội trải nghiệm nghề luật và trau dồi thêm hiểu biết, kỹ năng cho việc học tập bậc Đại học, Trường Trung học Vinschool The Harmony đã tổ chức “Chương trình kiến tập online” cho học sinh khối 11, diễn giả là Luật sư Trần Xuân Tiền – Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Sau những buổi chia sẻ kinh nghiệm đó, cả luật sư và các bạn học sinh, sinh viên để lại rất nhiều cảm xúc khác nhau. Luật sư vui vì đã có thể chia sẻ các góc nhìn khi hành nghề của mình khiến cho các bạn sinh viên cảm thấy rất thích thú, nhiều bạn đã thay đổi những suy nghĩ có mình, có động lực hơn để phấn đấu những mục tiêu mà các bạn theo đuổi sau này.
Với những tâm tư, suy nghĩ về những hiện trạng thực tế về việc làm của sinh viên luật hiện nay. Luật sư luôn mong muốn đóng góp những tri thức để có thể một phần nào tác động đến nhà trường, đến các bạn sinh viên, đến xã hội để cho chất lượng ngành luật ngày càng hoàn thiện và đạt chất lượng cao. Tạo ra nguồn nhân lực ngành luật chất lượng có thể giúp xây dựng và phát triển đất nước.
Điều đọng lại sau chương trình kiến tập định hướng nghề cho học sinh trường Vinschool The Harmony
Thông tin liên hệ:
Văn phòng luật sư Đồng Đội: P2708, Tòa nhà VP3 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0936.026.559 – Email: tranxuantien1964@gmail.com
Website: https://dongdoilaw.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dongdoilaw
Youtube: https://www.youtube.com/c/VănphòngluậtsưĐồngĐội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vpls_dongdoi